Chiều 21/1, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) diễn ra Hội nghị Phòng, chống
Đại tá Lê Thơm - Phó Cục trưởng C05.
Phó Cục trưởng C05 nêu thực trạng tại tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ: "Các đối tượng còn trả công cao để người dân đuổi trâu, bò lậu qua biên giới hoặc đầu nậu thuê xe tự chế chở lợn qua lối mòn đưa vào trong nước để tiêu thụ. Nghiêm trọng hơn, số lượng lợn, trâu, bò... nhập lậu tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm được tuồn vào nhiều bếp ăn trường học, công nghiệp, bệnh viện... vô hình tiếp tay, tạo "đất sống" cho các đối tượng buôn lậu.
Mới đây ngày 24/12/2024, C05 đã thu thập, xử lý đường dây nhập lợn từ Thái Lan về Việt Nam để tiêu thụ. Nhiều đối tượng vừa đưa hàng qua biên giới tại tỉnh Tây Ninh 339 tấn lợn thì bị lực lượng của Bộ Công an bắt quả tang nhập lậu qua biên giới Tây Ninh.
"Trong khi chúng tôi tổ chức truy bắt các đối tượng lái xe, phụ xe thì công an tỉnh và các lực lượng chức năng khác ở cấp xã không biết, huyện không biết gì", ông Thơm nói thêm.
Theo đại diện Bộ Công an, năm 2024, C05 đã xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhập lậu trên 300 vụ với 188 đối tượng, phạt tiền trên 8 tỷ đồng, khởi tố 11 vụ với 18 bị can.
Siết chặt quản lý, xử lý
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y - cho biết, năm 2024, các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500 quả trứng gia cầm; trên 1,12 triệu động vật và gần 243.000 kg sản phẩm động vật.
Riêng tháng 1/2025, cơ quan chức năng xử lý 13 vụ vi phạm với gần 11.700 kg sản phẩm động vật nhập lậu.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang bắt giữ số lượng lớn heo nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ. Ảnh: Báo An Giang. |
"So với nhiều năm trước, số vụ việc buôn, nhập lậu bị cơ quan chức năng xử lý trong năm 2024 tăng kỷ lục, mức xử lý cũng rất nặng, kể cả khởi tố hình sự, thế nhưng tình trạng nhập lậu động vật tại các địa phương vẫn tái diễn phức tạp", ông Long khẳng định.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện tại, tình trạng buôn lậu gia cầm ở các tỉnh phía Bắc rất rầm rộ, đơn cử như ở Lào Cai, Quảng Ninh... Tại vùng phía Tây tiếp diễn tình trạng nhập lậu trâu bò, phía Nam vẫn tái diễn tình trạng nhập lậu lợn. Riêng tại tỉnh Tây Ninh - địa phương có nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI đầu tư vào chăn nuôi - nhưng tỉnh vẫn để xảy ra tình trạng nhập lậu, làm tổn hại lòng tin của nhà đầu tư.
Hiện tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm vẫn tái diễn rất phức tạp tại nhiều địa phương. Ảnh: TQ. |
"Nhiều địa phương liên tục khẳng định không có tình trạng nhập lậu lợn nhưng mới đây, cơ quan báo chí đã vào cuộc ghi hình phát hiện có lợn nhập lậu qua biên giới. Vừa qua, cơ quan của Bộ Công an đã bắt quả tang và xử lý 2 vụ nhập lậu hàng trăm tấn lợn. Bằng chứng rất rõ ràng là xe chở lợn lậu chạy ầm ầm suốt đêm nhưng nhiều cơ quan chức năng ở tỉnh không biết, rất vô lý", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói và nhấn mạnh: “Nếu các địa phương còn để tái diễn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm, Bộ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê bình các tỉnh, thành”.