Tác động đa chiều
Ông
Chính sách thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng tới hoạt động thương mại của Việt Nam. Ảnh: Pexels.
Ngoài ra, dòng vốn FDI cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn toàn cầu và chính sách bảo hộ của Mỹ. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng lo ngại về khả năng áp thuế từ chính quyền Trump mới. Nếu Washington áp thuế lên hàng hóa Việt Nam, các công ty từ Hàn Quốc, Trung Quốc… có thể trì hoãn hoặc giảm đầu tư và sản xuất tại Việt Nam vì lợi thế thuế nhập khẩu thấp cho các mặt hàng “made in Vietnam” không còn.
Một nguy cơ khác, theo bà Vân là lạm phát tại Mỹ có thể tăng do thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ tăng, cộng với chính sách cứng rắn về nhập cư làm giảm nguồn cung lao động (lao động nhập cư đóng góp gần 19% cho tổng thị trường lao động của Mỹ). Nguồn cung lao động từ lao động nhập cư giảm, dẫn tới chi phí cho lao động tăng và kéo theo tổng chi phí sản xuất tăng, dẫn tới giá tăng.
“Chính sách thuế và tình trạng lạm phát cao tại Mỹ có tác động tiêu cực kép tới Việt Nam, một mặt làm giảm xuất khẩu và gây áp lực lên cán cân thương mại, mặt khác làm gia tăng chi phí nhập khẩu và áp lực lạm phát nội địa”, bà Vân lo lắng.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực, bà Vân đề nghị nên đa dạng hóa thị trường và chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào Mỹ bằng cách mở rộng xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, ASEAN và tăng cường nội địa hóa sản xuất để nâng cao tự chủ kinh tế. Ngoài ra, cần duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt và ổn định kinh tế bằng cách theo dõi tỷ giá, kiểm soát lạm phát, điều chỉnh lãi suất phù hợp để ổn định dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp.