2 lần kiểm tra đường dây Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội từng 2 lần kiểm tra mẫu các sản phẩm của 2 công ty sản xuất sữa giả nhưng không phát hiện vi phạm. Riêng với 71 sản phẩm của 2 công ty trên, Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP Hà Nội cho hay đã lấy 4 mẫu của Rance Pharma vào tháng 8/2023 và lấy 1 mẫu của Hacofood Group vào tháng 9/2024 để đi kiểm tra. “Khi thực hiện hậu kiểm, chúng tôi kiểm tra về điều kiện con người, điều kiện vật chất, trang thiết bị, nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, quá trình sản xuất, bảo quản thành phẩm, hóa đơn, chứng từ mua bán, mẫu nhãn sản phẩm có duy trì theo hồ sơ công bố hay không. Tuy nhiên, chi cục chưa phát hiện vi phạm về các nội dung này tại Rance Pharma và Hacofood Group”, ông Trung nói. 4 năm phát hiện 1 trường hợp sữa giả Với các chỉ tiêu an toàn, lãnh đạo Chi cục ATVSTP TP Hà Nội cho biết, theo quy định doanh nghiệp gửi hồ sơ về cơ quan quản lý Nhà nước phải kèm theo phiếu kiểm nghiệm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, sau đó Chi cục sẽ dựa vào hồ sơ để xem xét cấp giấy công bố. “Chi cục đã lấy mẫu một số sản phẩm của 2 công ty trên, dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro - tức chỉ kiểm tra những chỉ tiêu ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, sau đó gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Các chỉ tiêu của sản phẩm đều đạt như hồ sơ”, ông Trung khẳng định, đồng thời cho biết, trong số 573 sản phẩm sữa giả mà phía cơ quan công an công bố, hiện Chi cục chưa nắm được sản phẩm nào không đạt chỉ tiêu, song đang rà soát tất cả các sản phẩm đã công bố của 2 doanh nghiệp trên địa bàn để báo cáo Sở Y tế và Bộ Y tế. "Trong 4 năm qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội chỉ phát hiện 1 trường hợp có kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn dưới 70% so với công bố và gửi cơ quan công an vào cuộc. Hiện tại, có nhiều loại sữa dành cho người ăn kiêng, giảm cân, người bị tiểu đường được quảng cáo trên thị trường. Về bản chất các Chi cục không cấp công bố thông tin theo nội dung này mà doanh nghiệp tự thông tin, quảng cáo sai quy định. Những sản phẩm, thực phẩm bổ sung chỉ được nêu công dụng, thành phần", ông Nguyễn Quang Trung cho hay. Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội cho rằng, với các sản phẩm bày bán trên thị trường, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát là của cả hệ thống chính trị. Thông tin với PV Tiền Phong, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho hay, đã có văn bản yêu cầu các chi cục an toàn thực phẩm địa phương rà soát, cập nhật danh sách tự công bố sản phẩm của 11 công ty sữa giả mà chi cục đã tiếp nhận bản công bố chất lượng. Được biết, các đối tượng trong đường dây tiêu thụ sữa giả đã thành lập 4 chi nhánh tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, để làm thủ tục tự công bố sản phẩm sữa giả. Cụ thể, từ tháng 4/2023 đến đầu năm 2025, các đối tượng trong đường dây sữa giả đã làm hồ sơ thủ tục tự công bố sản phẩm 305 nhãn hiệu sản phẩm, chiếm hơn 53% toàn bộ nhãn hiệu sản phẩm đã bị cơ quan chức năng triệt phá trước đó.
Vụ gần 600 loại sữa giả: Từng kiểm tra nhưng chưa phát hiện vi phạm
18/04/2025 18:00
TPO - Theo lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội, trong gần 600 loại sữa giả cơ quan công an thông tin, qua rà soát có 71 sản phẩm được đăng ký công bố tại Hà Nội. Chi cục này từng kiểm tra các mẫu của Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group nhưng chưa phát hiện vi phạm.
Gần 600 loại sữa giả bày bán công khai, có lỗ hổng quản lý không?
Vụ gần 600 loại sữa giả: Cơ quan quản lý 'đá bóng trách nhiệm'?
Bạn đang đọc bài viết "Vụ gần 600 loại sữa giả: Từng kiểm tra nhưng chưa phát hiện vi phạm" tại chuyên mục Sức khỏe.
Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).