CEO Opla Consulting - ông Nguyễn Bình Nam đã chia sẻ về các mức độ trưởng thành của MarTech và so sánh chỉ số này giữa các doanh nghiệp lớn và ở quy mô SME ở nước ta.
Trình độ công nghệ tiếp thị càng cao doanh nghiệp càng nắm giữ nhiều thị phần
Đối với các CMO và bộ phận MarTech của họ, những thay đổi trong 18 tháng qua diễn ra rất nhanh và chưa thể cảm nhận hết tác động của chúng.
Đại dịch nén quá trình phát triển của thị trường kỹ thuật số kéo dài từ vài năm thành vài tháng.
Người tiêu dùng đua nhau làm mọi thứ trực tuyến từ mua nhu yếu phẩm hàng ngày đến tìm kiếm điều trị y tế.
Đồng thời, dữ liệu được cung cấp bởi cookie của bên thứ ba, một trong những hỗ trợ quan trọng của Martech bắt đầu bị hạn chế.
Nguyên nhân là do các cơ quan quản lý phản ứng với những lo ngại ngày càng tăng về quyền riêng tư.
Trong khi đó, kỳ vọng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp ngày càng lớn.
Thậm chí họ mong muốn được cá nhân hóa, được tương tác và trải nghiệm nhiều điều mới mẻ hơn từ doanh nghiệp.
Nhiều công ty đã phản ứng với những thay đổi trên với tốc độ và sự nhanh nhẹn trong khi số khác vẫn loay hoay xoay sở.
Nguyên nhân là do sự khác biệt về mức độ mà mỗi công ty đã nâng cao trình độ tiếp thị kỹ thuật số của mình.
Nghiên cứu mới của BCG vào năm 2021 cho thấy các thương hiệu trưởng thành hơn đã tăng doanh số bán hàng nhiều hơn trung bình 18 điểm phần trăm so với các đồng nghiệp kém trưởng thành hơn.
Cụ thể là tăng hơn 2 điểm so với năm 2019 và hiệu quả chi phí lên trung bình tăng 29 điểm phần trăm (hơn 16 điểm so với năm 2019).
Các công ty này cũng vượt trội về thị phần, với hơn hai lần số thương hiệu trưởng thành về kỹ thuật số tăng thị phần của họ trong năm qua.
Trung bình tăng từ 3 điểm phần trăm trở lên so với các thương hiệu ít có sự trưởng thành.
Trong trường hợp tiếp thị kỹ thuật số, cuộc đua thuộc về tốc độ, có nghĩa là các công ty kém trưởng thành hơn cần phải tăng tốc nỗ lực để bắt kịp.
Các công ty thăng tiến nhanh chóng đang gặt hái được phần thưởng trong khi số còn lại đang dần tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh trưởng thành hơn của họ.
Các cấp độ trưởng thành của Martech trong các doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của BCG, có 4 mức độ trưởng thành về MarTech.
Đó là non trẻ, mới nổi, kết nối và đa giai đoạn.
Nascent (Non trẻ):
Nhóm này có chiến thuật và phương pháp tiếp cận mượt mà tuy nhiên quy trình chưa được xác định.
Các chiến dịch Marketing chủ yếu sử dụng dữ liệu của bên thứ ba để thực hiện chiến dịch, dữ liệu thu thập có giới hạn hoặc không có dữ liệu chính chủ.
Emerging (Mới nổi):
Đây là khi sự phối hợp cấp doanh nghiệp bắt đầu, các tiêu chuẩn dần được đưa ra.
Ở giai đoạn này, Marketer tối ưu hóa một kênh nhận dữ liệu từ khách hàng và sử dụng chúng cho chiến dịch của mình.
Connected (Kết nối):
Hoạt động Marketing được phối hợp triển khai trong khuôn khổ toàn bộ các phòng ban doanh nghiệp đang hoạt động.
Công ty dựa vào dữ liệu được tích hợp và kích hoạt trên các kênh kỹ thuật số với mối liên hệ đã được chứng minh với ROI hoặc kế hoạch bán hàng.
Multi-Moment (Đa giai đoạn):
Khả năng phán đoán được xác định và quản lý tốt, có tính bền vững lâu dài.
Khi ấy hoạt động Marketing được thực hiện trên nhiều kênh và có sự kết hợp của tự động hóa, tối ưu hóa các giao dịch và kết quả kinh doanh.
Mức độ trưởng thành của MarTech trong doanh nghiệp ở Việt Nam
Ông Nguyễn Bình Nam đã khảo sát 250 doanh nghiệp lớn (có doanh thu trên 100 tỷ/năm) và hơn 1200 doanh nghiệp SME (doanh thu dưới 100 tỷ/năm).
Theo đó có đến 74% doanh nghiệp SME đang ở giai đoạn Nascent, 24% Emerging, 2% Connected và chưa có doanh nghiệp nào chạm mốc Đa giai đoạn.
Ở phía doanh nghiệp lớn có sự đồng đều hơn khi xuất hiện cả 4 cấp độ trưởng thành MarTech.
Cụ thể 55% trong giai đoạn Nascent, 38% Emerging, 6% Connected và 1% doanh nghiệp đạt trình độ Multi-Moment.
Có thể thấy rõ sự chênh lệch về trình độ giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp SME ở nước ta.
Phần lớn mức độ trưởng thành về MarTech của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới ở giai đoạn sơ khai.
Họ cần bứt phá hơn nữa để cạnh tranh với các ông lớn trong ngành của mình.
Để cải thiện mức độ tăng trưởng trước tiên các doanh nghiệp cần bổ sung kỹ năng còn thiếu thông qua quan hệ đối tác.
Sau đó phát triển phân tích sâu hơn về sự cân bằng tốt nhất giữa năng lực bên trong và bên ngoài.
Về ông Nguyễn Bình Nam:Ông Nguyễn Bình Nam là chuyên gia tư vấn cao cấp về giải pháp CRM của nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, Oracle và Salesforce. Với hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn, ông Nam đã được tiếp xúc, tìm hiểu và tư vấn giải pháp CRM cho hơn 200 doanh nghiệp và tập đoàn tại Việt Nam và khu vực ASEAN. Ông đã có nhiều bài viết, phân tích giá trị, được giới chuyên môn đánh giá cao về chủ đề CRM. Một số vị trí chủ chốt ông Nguyễn Bình Nam từng nắm giữ: ● Lead Solution Engineer - Salesforce Singapore ● Principal Solution Consultant - Oracle Việt Nam ● Solution Consultant Manager - Sequent Digital Asia Về Opla Consulting:Thành lập năm 2021, Opla Consulting là Công ty chuyên tư vấn dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số tập trung vào các giải pháp phần mềm như ERP, CRM, HRM. Qua đó Opla giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí sản xuất, tăng trưởng khách hàng, báo cáo thông minh cho lãnh đạo, đẩy mạnh kênh phân phối, tái cấu trúc tổ chức và quy trình. Website: https://oplaconsulting.com/ |
An Bình