
1. Tỉnh duy nhất nào trên cả nước có 2 sân bay?
icon
Hải Phòng
icon
Đà Nẵng
icon
Cần Thơ
icon
Kiên Giang
Câu trả lời đúng là đáp án D: Kiên Giang là tỉnh ven biển, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang có diện tích lớn nhất Tây Nam Bộ và lớn thứ hai ở Nam Bộ, chỉ sau tỉnh Bình Phước. Hiện tại, tỉnh Kiên Giang sở hữu 2 sân bay là Sân bay Rạch Giá, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 7km về phía Đông và Sân bay quốc tế Phú Quốc, nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc.

2. Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam ở đâu?
icon
Tuyên Quang
icon
Hải Phòng
icon
Yên Bái
Câu trả lời đúng là đáp án A: Sau năm 1945, sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam không nằm ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hải Phòng, mà lại được xây dựng tại Tuyên Quang. Nó chính là sân bay Lũng Cò. Nằm tại thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Sân bay Lũng Cò được xây dựng theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 6/1945 để phục vụ vận chuyển quân sự cho Đồng Minh trong cách mạng Việt Nam. Đây cũng là sân bay quốc tế đầu tiên của đất nước, đánh dấu khởi đầu của ngành hàng không Việt Nam. Thời điểm đó, khu vực thung lũng gần căn cứ Tân Trào được chọn để xây dựng sân bay nhờ vị trí chiến lược, xung quanh là núi bao bọc, dễ dàng ngụy trang. Sân bay Lũng Cò trở thành cầu nối quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và quân Đồng Minh để chống lại phát xít Nhật, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.

3. Sân bay Lũng Cò được xây dựng trong mấy ngày?
icon
1 ngày
icon
2 ngày
icon
5 ngày
Câu trả lời đúng là đáp án B: Mặc dù là sân bay dã chiến, nhưng tốc độ xây dựng Lũng Cò được nhiều chuyên gia đánh giá là kỷ lục. Chỉ trong vòng 2 ngày, 35 chiến sĩ giải phóng quân cùng dân quân du kích và người dân các xã Bình Yên, Trung Yên đã hoàn thành đường băng dài 400m và rộng 20m. Đây được xem là một trong những sân bay được xây dựng nhanh nhất thế giới. Chuyến bay đầu tiên đáp xuống sân bay Lũng Cò mang theo hai sĩ quan quân Đồng Minh cùng lương thực và thuốc men cho căn cứ Tân Trào. Trong hai tháng sau đó, sân bay đón nhận thêm nhiều chuyến bay khác. Tuy nhiên, sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ, các chuyến bay của quân Đồng Minh không còn được thực hiện.

4. Sân bay lớn nhất Việt Nam ở đâu?
icon
Hà Nội
icon
Kiên Giang
icon
TP.HCM
Câu trả lời đúng là đáp án C: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; IATA: SGN; ICAO: VVTS) là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam hiện tại. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850 ha là sân bay lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga (với công suất thiết kế 50 triệu hành khách/năm), so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 20–25 triệu và diện tích 815ha, sân bay Đà Nẵng là 13 triệu) và là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía Bắc, thuộc quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của Nam Bộ. Năm 2014, sân bay này phục vụ 26.546.475 lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới.

5. Sân bay Gò Găng là sân bay được quy hoạch xây dựng ở tỉnh nào?
icon
Khánh Hòa
icon
Cần Thơ
icon
Kiên Giang
icon
Bà Rịa - Vũng Tàu
Câu trả lời đúng là đáp án D: Sân bay Gò Găng là sân bay được quy hoạch xây dựng ở đảo Gò Găng thuộc xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thay thế sân bay Vũng Tàu.

6. Thành phố nào dưới đây có đường bay nội thành sau sáp nhập?
icon
Hải Phòng
icon
Hà Nội
icon
TP.HCM
Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng. 52 địa phương còn lại thuộc diện phải sắp xếp, bao gồm 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. TP HCM dự kiến hợp nhất với Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương. Sau sáp nhập, địa phương này có hai sân bay là Tân Sơn Nhất và Côn Đảo. Như vậy, người dân có thể di chuyển trong thành phố bằng đường hàng không. Một thành phố khác cũng dự kiến có hai sân bay sau sáp nhập, là Đà Nẵng, với sân bay Chu Lai (Quảng Nam) và sân bay Đà Nẵng. Nếu tính cả các tỉnh, nhóm này còn có Gia Lai (Phù Cát, Pleiku) hay Đăk Lăk (Buôn Ma Thuột, Tuy Hòa)...

7. Sân bay Tân Sơn Nhất được thực dân Pháp xây dựng vào năm bao nhiêu?
icon
1919
icon
1920
icon
1930
Câu trả lời đúng là đáp án C: Sân bay Tân Sơn Nhất được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1930 nhằm phục vụ cho mục đích quân sự với đường băng bằng đất đỏ, dài hơn 1500m. Theo cuốn Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, Tân Sơn Nhứt (tên ngày xưa) trước năm 1919 là tên một ngôi làng nằm trên gò đất cao ráo phía Bắc Sài Gòn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá, lập nên đất Sài Gòn – Gia Định. Về địa giới hành chính, làng thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và giáp các thôn Tân Sơn Nhì, Hạnh Thông Tây, Phú Nhuận... nay đều là tên các địa danh ở thành phố. Đến năm 1920, khi thành lập phi đội Nam kỳ, chính quyền thực dân Pháp lấy phần lớn diện tích của làng Tân Sơn Nhứt để xây dựng sân bay. Tên của làng cũng thành tên sân bay từ đó. Phần đất còn lại của ngôi làng nhỏ hẹp không đủ tiêu chuẩn lập làng riêng, nên hợp với làng Chí Hòa thành làng Tân Sơn Hòa. Ban đầu sân bay Tân Sơn Nhứt có một đường băng, nền đất, xung quanh trồng cỏ chỉ dùng cho quân sự. Năm 1921 tuyến bay thẳng Hà Nội – Sài Gòn đầu tiên được khai trương, một lượt bay mất 8 giờ 30 phút. Năm 1930, chính quyền Sài Gòn muốn mở rộng sân bay phục vụ mục đích dân sự nhưng giá đất xung quanh sân bay đã cao vọt lên, không đủ ngân sách để bồi thường. Người ta nghĩ tới việc tìm ở Cát Lái thuộc Thủ Đức một khu đất vuông vức, mỗi chiều 1.400 m để xây dựng sân bay khác. Công việc chưa kịp tiến hành thì gặp lúc khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu xây dựng lại từ đầu tốn kém nên chương trình làm sân bay mới đành hủy bỏ. Nhà chức trách lúc bấy giờ quay lại việc đền bù để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt.

8. Cuối năm 1933, chuyến bay quốc tế đầu tiên của Hãng hàng không Pháp (Air France) bay tuyến Paris – Sài Gòn mất bao thời gian để hạ cánh Tân Sơn Nhất?
icon
2 ngày
icon
5 ngày
icon
1 tuần
Câu trả lời đúng là đáp án C: Cuối năm 1933, chuyến bay quốc tế đầu tiên của Hãng hàng không Pháp (Air France) bay tuyến Paris – Sài Gòn (hồi đó không bay đêm) mất đúng một tuần mới hạ cánh Tân Sơn Nhất. Sau đó, nhiều tuyến bay quốc tế khác được mở. Đến năm 1937, toàn quyền Đông Dương cho thành lập Sở hàng không dân dụng Đông Dương thay thế cho Sở Hàng không dân sự, để lo việc khai thác các chuyến bay.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm

Cùng chuyên mục
Mới cập nhật
Bắc Giang tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế cao
5 phút trước Đầu tư
OCH khai trương khách sạn Cung điện Từ Hoa - Biểu tượng mới của Hà Nội
5 phút trước Bất động sản
Thế Lòng Se Điếu xin lỗi vì quảng cáo lố 40m lòng, nói 1 sự thật về lòng se điếu
5 phút trước Kinh tế
'Vua trái cây' rớt giá thảm: Đằng sau việc nhà nhà, người người trồng sầu riêng
5 phút trước Kinh tế
Sạc miễn phí, vận hành mạnh, VF 8 thành SUV gia đình hot hè này
5 phút trước Kinh tế