Dạy học 2 buổi/ngày, liệu cơm gắp mắm

Admin

08/05/2025 13:30

TP - Dạy học 2 buổi/ngày cần sự chuẩn bị nhiều điều kiện từ nhà trường, địa phương, ngành giáo dục. Cơ sở vật chất chưa đủ, nhưng nhà trường hoàn toàn có thể triển khai hiệu quả mô hình dạy học này.

Đảm bảo học sinh phát triển toàn diện

Tại Thông báo 177-TB/VPTW ngày 25/4 kết luận tại buổi làm việc với đại diện Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về tình hình thực hiện các nghị quyết của Trung ương về giáo dục và đào tạo; chuẩn bị Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá giáo dục, đào tạo và một số chủ trương hỗ trợ dạy và học,

Học sinh Trường THCS Chương Dương tham gia vệ sinh khu vực Bờ Vở gần trường mỗi sáng thứ 7. Ảnh: nhà trường cung cấp

Cho đến nay, bậc tiểu học trên cả nước đang triển khai 100% học sinh học 2 buổi/ngày. Ở bậc THCS, THPT tùy điều kiện từng địa phương triển khai. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho biết từ tháng 3, trường THCS trên toàn tỉnh triển khai dạy học 2 buổi/ngày.

Theo tìm hiểu của phóng viên, việc dạy học 2 buổi/ngày tại các địa phương chủ yếu thực hiện dạy văn hóa, các thành phố lớn có thêm hoạt động liên kết dạy ngoại ngữ trong thời gian học chính khóa. Trong đó, buổi 1 dạy theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, buổi 2 dạy ngoại ngữ liên kết và học tăng cường một số môn như Văn, Toán, ngoại ngữ có thu tiền (một hình thức học thêm trong trường học). Chính vì vậy, khi Thông tư 29 về học thêm dạy thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ học kì II năm học này, nhiều trường THCS lúng túng không biết triển khai các hoạt động giáo dục như thế nào cho học sinh (vì không được dạy thêm có thu tiền trong nhà trường).

Nhiều trường cho học sinh nghỉ buổi chiều hoặc lửng lơ giữa giờ khiến phụ huynh chạy đôn chạy đáo tìm chỗ học thêm hoặc sắp xếp thời gian đón con tan trường lệch giờ làm. Như vậy, có thể thấy, việc dạy học 2 buổi/ngày hiện nay chỉ đảm bảo dạy các môn văn hóa cho học sinh để thi, kiểm tra đánh giá. Nhà trường gần như bỏ trống dạy kĩ năng, thực hiện các chương trình giáo dục phát triển toàn diện học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Không nên nhồi nhét học sinh học văn hóa 4 tiết buổi sáng, 3 tiết buổi chiều, buổi sáng học Toán, buổi chiều lại học Toán. Như thế không đúng tinh thần của việc dạy học 2 buổi/ngày”

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Hiệu trưởng Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội chia sẻ dạy học 2 buổi/ngày nên được hiểu là học cả ngày ở trường (full day school). Theo đúng nghĩa này, không gian của trường học dành cả ngày cho học sinh để vừa học văn hóa, vừa phát triển kĩ năng, thể chất một cách toàn diện. Điều này có nghĩa ngoài học văn hóa, học sinh còn được tham gia các hoạt động giáo dục, trải nghiệm trong chính không gian nhà trường. Những trường chưa đủ mỗi lớp có 01 phòng học để sử dụng cả ngày vẫn có thể khai thác sử dụng các cơ sở vật chất khác như thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, vườn trường… để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài lớp học để phát triển toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, nếu trường chưa đủ mỗi lớp có 01 phòng học thì sẽ khó có thể tổ chức cho học sinh học cả ngày ở trường.

Đối với các trường có đủ 01 phòng học trên lớp thì việc tổ chức dạy học cả ngày ở trường có thể thực hiện thuận lợi. Tuy nhiên không nên sử dụng phòng học này chỉ để dạy học các môn học mà cần dành không gian kết hợp với việc sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, vườn trường… cho học sinh tự học, hoàn thiện, chia sẻ các sản phẩm đã thực hành, trải nghiệm hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động khác mà giáo viên giao (như các hoạt động vận dụng sau mỗi bài học hoặc một số bài học trong chương trình môn học). Việc xếp thời khoá biểu dạy học theo chương trình các môn học cũng cần được “nới rộng” hơn cả buổi sáng và buổi chiều, xem kẽ dành thời gian cho học sinh tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập/giáo dục sẽ vừa giảm áp lực cho giáo viên, học sinh, vừa có điều kiện khai thác, sử dụng hiệu quả hơn đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Đối với việc dạy học theo chương trình môn học, trong công văn 5512 (ban hành năm 2020, về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường của Bộ GDĐT đã hướng dẫn việc thực hiện hoạt động vận dụng sau mỗi bài học (hoặc nhóm bài học). Hoạt động này được giao cho học sinh đầu bài mở, nộp sản phẩm, không tổ chức dạy học trên lớp. Nếu như thầy cô giáo chỉ cần thực hiện như thế thôi thì học sinh có nhiều cơ hội hoạt động để phát triển năng lực.

Trong công văn 5512 (Bộ GD&ĐT ban hành năm 2020, về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường), khi nói về hoạt động dạy học có nói đến hoạt động vận dụng. Hoạt động này được ghi chú rất rõ là chỉ được thực hiện sau một số bài học có nội dung phù hợp. Giáo viên giao cho học sinh đầu bài mở, học sinh nộp sản phẩm, không tổ chức dạy học trên lớp. Giáo viên chỉ cần thực hiện theo yêu cầu của Bộ, học sinh đã có rất nhiều không gian, hoạt động để phát triển. Khi đó, nhà trường đóng cổng, không đóng phòng học cả ngày.

Dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới: Ưu việt, nhân văn
Dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới: Ưu việt, nhân văn
Dạy học 2 buổi/ngày có hạn chế được học thêm, dạy thêm?
Dạy học 2 buổi/ngày có hạn chế được học thêm, dạy thêm?

Bạn đang đọc bài viết "Dạy học 2 buổi/ngày, liệu cơm gắp mắm" tại chuyên mục Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).