Ngay khi tiếp nhận các
Tuy nhiên đến gần trưa 19/12 sau khi hội chẩn, Ban lãnh đạo Bệnh viện E cùng các chuyên gia trong lĩnh vực hồi sức chống độc nhận thấy tính chất phức tạp, diễn biến theo chiều hướng bất lợi trong những ngày tiếp theo, có thể xảy ra rất nhanh, đột ngột cần sự theo dõi và các phương tiện chuyên sâu đặc thù nên đã chuyển các nạn nhân về Trung tâm Hồi sức tích cực và Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai).
Giám đốc Bệnh viện E Nguyễn Công Hựu cho biết ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy, đội cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện E đã được kích hoạt cùng các xe cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 TP Hà Nội đến ngay hiện trường cấp cứu và đưa 4 nạn nhân về Bệnh viện E. Ngay sau đó, Bệnh viện E đã liên hệ với lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, Viện bỏng Quốc gia để hội chẩn.
TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) biết hai bệnh nhân nặng có dấu hiệu khó thở, nghi ngộ độc khí CO2 và đang được kiểm tra để xác định xem có bị bỏng đường hô hấp hay không. Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh ban đầu cho thấy tổn thương phổi. Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ đã hội chẩn với chuyên gia và quyết định điều trị tích cực tại khu hồi sức đặc biệt.
Cùng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, động viên, chia sẻ và tặng quà các bệnh nhân. Bộ trưởng căn dặn các bác sĩ không được phép chủ quan trong bất kì tình huống nào, ngay cả khi bệnh nhân hiện tại đang trong tình trạng nhẹ.
"Bộ Y tế ngay khi nhận được thông tin đã yêu cầu Bệnh viện E và các Bệnh viện chuyên môn sâu về chống độc, hồi sức, đồng thời đề nghị chuyên gia của Viện Bỏng Quốc gia phối hợp tham gia cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân. Chúng tôi đã yêu cầu huy động các thầy thuốc có chuyên môn cao, trang thiết bị và thuốc, vật tư phục vụ công tác điều trị người bệnh”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.