Làng của mùi hương
Dịp này con đường dẫn vào xã
Người dân làm trầm hương tận dụng đường làng để phơi khô.
Tất bật đóng gói hàng hoá phục vụ thị trường dịp Tết. |
Tại cơ sở sản xuất trầm hương từ cây dó bầu, chị Trương Thị Hiền (SN 1984) cùng 5 công nhân tất bật đóng gói trầm để gửi xuống thành phố Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận. Chị Hiền nói, khoảng 1 tháng nay, gia đình tập trung nhân lực làm hương trầm, hương nụ và các sản phẩm mỹ nghệ từ trầm để phục vụ nhu cầu khách hàng. Bởi đây được xem là thời điểm hàng hoá xuất đi nhiều nhất, tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình.
Chị Hiền cho biết, mỗi ngày gia đình sản xuất ra hàng chục ngàn thẻ hương. Hương trầm ở đây được làm từ chính phần trầm của gốc dó bầu. Hương ở đây có hương thẻ, hương nụ, hương tròn, song bán chạy nhất vẫn là mặt hàng hương thẻ. Theo chị Hiền, những ngày nắng, sau khi hương được làm xong sẽ mang ra phơi khô, nếu thời tiết mưa sẽ dùng than củi, hoặc bóng đèn để hong khô…
Chị Trương Thị Hiền đang làm trầm nụ và xoi trầm. |
“Dịp này làm ngày đến đêm mới nghỉ, bởi đây là thời điểm mang lại nguồn thu lớn cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Những gốc dó bầu này được mua từ các vườn của hộ dân tại địa phương để chế tác ra những sản phẩm mỹ nghệ và các loại hương”, chị Hiền chia sẻ.
Tất bật dịp Tết
Được biết, mỗi năm, từ 10 âm lịch đến
Hương trầm, hương nụ và các sản phẩm mỹ nghệ từ trầm để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Để phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết, hiện cơ sở của gia đình bà Nga có 8 công nhân, sản xuất đủ các chủng loại mặt hàng về trầm và xuất đi nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh. Với hơn 10 ha trầm dó trồng gần 20 nghìn cây, doanh thu từ khai thác và kinh doanh các mặt hàng trầm hằng năm đạt khoảng vài tỷ đồng.
“Dịp này, ngoài sản xuất hương trầm cơ sở còn chế tác nhiều mặt hàng đa dạng như trầm nụ, vòng trầm, tinh dầu trầm, trầm miếng, sản phẩm mỹ nghệ… Những sản phẩm hương trầm đều được làm từ 100% bột gỗ trầm hương tự nhiên, an toàn cho sức khỏe nên được nhiều người tin dùng”, bà Nga cho hay.
Ông Trần Quốc Khánh - Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết, hiện nay, xã Phúc Trạch đã thành lập làng nghề chế tác trầm hương với 50 hộ dân tham gia. Hiện nay, chế tác cây trầm hương xã Phúc Trạch đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận làng nghề.
Thời gian qua huyện Hương Khê đã tập trung, chỉ đạo, đưa một số sản phẩm tham gia chương trình OCOP và được người tiêu dùng biết đến.
Đặc biệt, trong dịp Tết này các cơ sở, hộ dân kinh doanh trầm tất bật làm ngày đến đêm để phục vụ nhu cầu thị trường.