Trao đổi với Tiền Phong ngày 11/2, lãnh đạo
Vì quá đông đúc, chờ đợi lâu, rất nhiều người dân đi tiêm vắc xin cúm phải ra về. Ảnh: Thanh Hiền.
Theo Sở Y tế, hiện các điểm tiêm chủng của VNVC tại các quận đều đông, từ đầu tháng 2 đến nay đã tiêm khoảng 8.000 mũi cúm. Ngoài ra, các điểm tiêm như Long Châu, AMV2, Phòng tiêm chủng dịch vụ tại Trung tâm Y tế Hòa Vang cũng trong tình trạng tương tự. Riêng Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng hiện đang hết một số loại vắc xin cúm của Pháp, Hà Lan, Việt Nam.
Để người dân không tiếp tục đổ về các đơn vị tiêm chủng đông đúc này, phải chờ đợi lâu, Sở Y tế cho hay trên địa bàn còn nhiều điểm tiêm “dễ thở” hơn như: Bệnh viện 199 Bộ Công an, Bệnh viện Phụ sản – Nhi cơ sở 1, Bệnh viện đa khoa Vinmec, Trung tâm tiêm chủng AMV Diagnostic, Trung tâm Chẩn đoán Y khoa kỹ thuật cao Thiện Nhân, Bệnh viện Tâm Trí, Công ty Dược - thiết bị y tế Đà Nẵng (cơ sở 2), dịch vụ Y tế Benkin… Người dân có thể đến những nơi này để tiêm vắc xin phòng cúm.
Sở Y tế cũng khuyến cáo người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải hoặc khăn giấy dùng một lần; đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ. Người dân cũng phải giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vận động thể lực để nâng cao thể trạng.
![Điều trị bệnh nhân bị biến chứng nặng do cúm A](https://image.tienphong.vn/200x120/Uploaded/2025/qpdvxpn-fjdrpcw/2025_02_07/4a-7650-2130.jpg)
![Đà Nẵng: Trầy trật đi khắp nơi vẫn không tiêm được vắc xin cúm](https://image.tienphong.vn/Uploaded/2025/tqdqdw-jxqdxjhqd/2025_02_09/lv-0-20250209125823-7308-9117.gif)