Tìm hướng phát triển du lịch cho Vĩnh Linh-Quảng Trị

Admin

30/12/2024 00:11

(Chinhphu.vn) - Xác định những sản phẩm du lịch tiêu biểu, độc đáo của du lịch tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Vĩnh Linh nói riêng nhằm góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng huyện Vĩnh Linh trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa phía Bắc của tỉnh Quảng Trị và khẳng định thương hiệu của những điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Tìm hướng phát triển du lịch cho Vĩnh Linh-Quảng Trị- Ảnh 1.

Hội nghị du lịch về nguồn“Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

Hội nghị du lịch về nguồn“Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại” vừa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tổ chức nhằm khảo sát, đánh giá, xác định những sản phẩm tiêu biểu, độc đáo của du lịch Vĩnh Linh; tăng cường kết nối sản phẩm du lịch của huyện Vĩnh Linh nói riêng, tỉnh Quảng Trị nói chung với các tỉnh trong khu vực như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. 

Hội nghị du lịch về nguồn "Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại" với nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận về các nội dung xác định các tiêu chí, mục tiêu của chương trình du lịch về nguồn, tìm những giải pháp nâng cao chất lượng, công tác xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư và liên kết hợp tác chương trình với các sản phẩm du lịch ở các địa phương lân cận, khu vực miền Trung. Trong đó đặc biệt là việc xác định thị trường khách nội địa và quốc tế; cơ chế, chính sách để phát triển chương trình…

Hội nghị Chương trình du lịch về nguồn "Vĩnh Linh - Ký ức và hiện tại" là cơ hội để mảnh đất từng được lịch sử lựa chọn, nơi thể hiện chí can trường bất diệt và lòng yêu nước vô song quảng bá, giới thiệu những thế mạnh, triển vọng phát triển của địa phương đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; kêu gọi, thu hút, xúc tiến đầu tư, tạo nguồn lực cho sự phát triển toàn diện của huyện trong tương lai.

Tìm hướng phát triển du lịch cho Vĩnh Linh-Quảng Trị- Ảnh 2.

Ảnh: VGP

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị Hồ Văn Hoan cho biết, huyện Vĩnh Linh mang trong mình sứ mệnh là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Những địa danh Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh... đã trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau; là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước, quốc tế.

Không chỉ những di tích lịch sử văn hoá, huyện Vĩnh Linh còn có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp và cả du lịch văn hóa tâm linh. Các điểm đến như: bãi tắm Cửa Tùng, bãi tắm Vĩnh Thái, Mũi Lay, Mũi Si, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, Rú Đưng, Rú Bàu, Bàu Trạng, Khu du lịch sinh thái Bảo Đài, đồi cát Vĩnh Trung, Miếu Bà Chúa... dần trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút khá lớn lượng du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Huyện Vĩnh Linh đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu hút 150.000 lượt khách trong nước, quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 220 tỉ đồng; đến năm 2030, thu hút 400.000 lượt khách trong nước và quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 450 tỉ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận để tìm ra giải pháp, hướng đi mới tạo điều kiện cho du lịch Vĩnh Linh phát triển, như: cần xác định rõ các tiêu chí, nội dung và giải pháp nâng cao chất lượng Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh - Ký ức và hiện tại”; công tác xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư và liên kết hợp tác Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh - Ký ức và hiện tại” với các sản phẩm du lịch ở các địa phương lân cận và khu vực miền Trung; xác định thị trường khách nội địa và quốc tế; cơ chế, chính sách để phát triển...

Diệp Anh

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Phát triển Quảng Trị thành trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa khu vực Đông Nam ÁPhát triển Quảng Trị thành trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa khu vực Đông Nam Á
Tham khảo thêm
Đến năm 2050, Quảng Trị trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnhĐến năm 2050, Quảng Trị trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnh

Bạn đang đọc bài viết "Tìm hướng phát triển du lịch cho Vĩnh Linh-Quảng Trị" tại chuyên mục Văn hóa. Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).