Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp

Admin

11/07/2025 12:01

TPO - Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các ung thư của hệ thống tuyến nội tiết. Bệnh có tiên lượng khá tốt, nếu phát hiện từ giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao. Theo Globocan 2020, trên thế giới ung thư tuyến giáp đứng thứ 9. Ở Việt Nam ung thư tuyến giáp đứng thứ 10, chiếm khoảng 3% các loại ung thư.

Ung thư tuyến giáp có xu hướng phát triển khi độ tuổi ngày càng cao, nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới. Điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng phương pháp phối hợp: Phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị bằng thuốc phóng xạ i ốt (I-131) để tiêu diệt tế bào tuyến giáp tồn dư và tổ chức di căn nếu có, sau đó bổ sung hormon tuyến giáp.

Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp ảnh 1
Ung thư tuyến giáp có xu hướng phát triển khi độ tuổi ngày càng cao, nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới. Ảnh minh họa: Internet

Dinh dưỡng trong bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn điều trị bằng I-131

Nguyên tắc dinh dưỡng

Cung cấp đủ năng lượng 30-40 kcal/kg thể trọng/24h tùy mức độ lao động.

Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, chất xơ, vitamin và khoáng chất

Lượng nước: Tối thiểu 40ml/kg cân nặng/ngày (tăng nhu cầu nếu người bệnh bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy…) để bảo vệ bàng quang và các mô khỏe mạnh khác.

Lượng muối (không chứa i ốt): 6g/ngày.

Không sử dụng thực phẩm có hàm lượng i ốt cao (trên 20µg/100g) với thời gian từ 2 đến 3 tuần trước và trong giai đoạn điều trị bằng i ốt 131. Lượng i ốt hạn chế <50 µg/ ngày.

Khi bệnh ổn định, lượng i ốt không vượt quá nhu cầu khuyến nghị là 150µg/ngày.

Vì sao phải ăn kiêng thực phẩm giàu i ốt?

Chế độ ăn hạn chế i ốt là một chỉ định bắt buộc nhằm mục đích hạ thấp nồng độ i ốt trong máu để thuốc i ốt phóng xạ (I -131) tập trung vào nang giáp, tiêu diệt tế bào tuyến giáp tồn dư và di căn giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh

Thời gian ăn kiêng thực phẩm giàu i ốt?

Chỉ ăn kiêng từ 2 -3 tuần các thực phẩm giàu i ốt trước và trong khi điều trị bằng liệu pháp i ốt phóng xạ ( I-131).Ngoài thời gian trên người bệnh ăn uống bình thường, không cần kiêng thực phẩm giàu i ốt.

Lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng

Nhóm thực phẩm Thực phẩm nên dùng Thực phẩm không nên dùng(Thực phẩm có hàm lượng i ốt cao)

Nhóm tinh bột

Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp ảnh 2

- Gạo, ngô, khoai lang, khoai sọ, khoai tây tươi..

- Bánh mỳ, bột mỳ, yến mạch…

- Ngũ cốc ăn sẵn có màu đỏ

- Các loại bánh có sử dụng muối i ốt hoặc sữa/ pho mai, lòng đỏ trứng.

- Khoai tây chế biến sẵn: bim bim, khoai tây chiên…

Nhóm chất đạm

Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp ảnh 3

- Sử dụng ≤ 200g/ ngày (Trong giai đoạn điều trị I – 131) các loại thịt/ cá tươi: Thịt lợn, bò, gà, vịt, cá nước ngọt…

- Lòng trắng trứng

- Sữa đã tách i ốt

- Hải sản: Cá biển, cá hồi, tôm/ cua biển, mực, hàu…

- Lòng đỏ trứng và chế phẩm từ lòng đỏ trứng.

- Thịt chế biến sẵn, đóng hộp, ướp muối, sấy khô: Xúc xích, thịt nguội, thịt sấy…

- Sữa bột, sữa tươi, bơ, sô- cô- la…

- Đậu tương (đậu nành) và các chế phẩm: đậu phụ, nước đậu…

- Các loại hạt chế biến thêm muối: Hạnh nhân, hạt điều…

Nhóm chất béo

Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp ảnh 4

- Dầu thực vật, vừng…

- Bơ thực vật không chứa muối

- Mỡ động vật

- Mayonaise

Thực phẩm khác

Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp ảnh 5

- Các loại trái cây tươi

- Các loại rau củ tươi được nấu chín

- Gia vị: Muối tách i ốt.

- Các loại trái cây đóng hộp

- Nước ngọt có phẩm màu đỏ

- Một số loại rau: Tảo biển, rong biển, cải bó xôi, cải xoong, súp lơ, cải thảo, củ cải, rau cần…

- Gia vị: Muối i ốt/ bột canh, nước tương, nước mắm có i ốt

Thực đơn mẫu

Bệnh nhân 50kg; Năng lượng 1500 -1600 Kcal; Protein 65g

Bữa ăn

Thực phẩm

Định lượng

Đơn vị thường dùng

Bữa sáng

Bún thịt bò

Bún

200g

1 lưng bát to

Thịt bò

40g

8 - 9 miếng mỏng

Nước xương, rau thơm, chanh...

Bữa phụ

Cam ngọt

150g

½ quả to

Bữa trưa

Cơm tẻ, thịt gà rang gừng, rau muống luộc.

Gạo tẻ

80g

1 bát con cơm đầy

Thịt gà

120g (cả xương)

3- 4 miếng

Dầu ăn

10ml

2 thìa 5ml

Rau muống

200g

1 bát con rau

Bữa phụ

Chuối tiêu

100g

1 quả trung bình

Bữa tối

Cơm tẻ, cá trắm kho, su su luộc.

Gạo tẻ

80g

1 bát con cơm đầy

Cá trắm

120g (cả xương)

1 khúc trung bình

Dầu ăn

5ml

1 thìa 5ml

Su su

200g

1 bát con

Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp ảnh 6
Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 120g tôm, cá nạc. Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm thay thế tương đương

Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 120g tôm, cá nạc.

Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến, 100g phở khô; 100g bún khô; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.

Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng.

Muối: 1g muối ăn không i ốt tương đương với 5ml nước mắm

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng, nhiều bệnh nhân còn không xuất hiện triệu chứng nào nên khó khăn trong việc nhận biết sớm. Đến khi những triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã chuyển hướng nặng, việc điều trị tốn nhiều thời gian, công sức và nguy cơ cao biến chứng nghiêm trọng.

Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp ảnh 7
Có khối u bất thường ở vùng cổ, sờ thấy cứng, rõ bờ, chuyển động mỗi khi người bệnh nuốt là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư tuyến giáp. Ảnh minh họa: Internet

Một số dấu hiệu ung thư tuyến giáp giúp bạn sớm nhận biết bệnh là:

Có khối u bất thường ở vùng cổ, sờ thấy cứng, rõ bờ, chuyển động mỗi khi người bệnh nuốt. Các hạch ở cổ hoặc dưới hàm sưng, mềm, nằm cùng bên với khối u. Người bệnh gặp tình trạng thay đổi giọng nói, khán tiếng. Khó nuốt, cảm giác vướng víu, đau cổ ở phía trước hoặc sau tai. Ho khan hoặc có đờm, dai dẳng, việc sử dụng các loại thuốc trị ho thường không cho hiệu quả lâu dài. Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển, dấu hiệu ung thư tuyến giáp sẽ rõ ràng hơn. Khối u tăng kích thước khiến cổ sưng to, nằm cố định trước cổ và chèn ép dây thanh quản, khí quản. Ngoài những triệu chứng ở trên, người bệnh còn xuất hiện tình trạng nghẹn, khó thở, thở khò khè, phần da ở cổ thâm tím hoặc chảy máu. Khi khối u di căn, nhiều cơ quan, tổ chức khác cũng xuất hiện khối u.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần kiêng một số loại thực phẩm

Bệnh nhân khi mắc ung thư tuyến giáp cần kiêng một số các loại thực phẩm nhằm:

Kiểm soát lượng i-ốt: I-ốt không chỉ là nguyên liệu sản xuất hormone tuyến giáp mà còn là công cụ quan trọng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Việc điều chỉnh lượng i-ốt trong chế độ ăn có thể hỗ trợ quá trình điều trị, giúp tăng hiệu quả của liệu pháp i-ốt phóng xạ; Hỗ trợ quá trình điều trị: Một số phương pháp điều trị duy trì bằng thuốc hoặc phóng xạ có thể được tiến hành sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Quá trình này có thể khiến người bệnh chịu tác dụng phụ như buồn nôn, khô miệng, khó nuốt và rối loạn tiêu hóa. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm thiểu những triệu chứng này và cải thiện sức khỏe tổng thể. Kiểm soát cân nặng: Cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của tuyến giáp. Sự thay đổi cân nặng đột ngột có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng tuyến giáp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể; Rút ngắn thời gian hồi phục: Sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp, cơ thể cần thời gian để hồi phục. Việc tránh xa các thực phẩm không lành mạnh như rượu bia, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật), thực phẩm chế biến sẵn hoặc quá mặn, quá ngọt sẽ giúp kiểm soát viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Người bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?

Hãy tham khảo một số nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh dưới đây:

Sản phẩm từ đậu nành chưa lên men

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chứa các chất có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp, gây cản trở quá trình hấp thu i-ốt - nguyên liệu quan trọng để sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này.

Rau họ cải

Các loại rau họ cải như cải xoăn, cải bruxen và củ cải chứa một lượng đáng kể Isothiocyanates. Chất này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Để giảm thiểu tác hại, nên chế biến chín các loại rau này trước khi ăn.

Thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất phụ gia, calo rỗng và chất béo bão hòa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp cũng như hiệu quả của thuốc.

Nội tạng động vật

Mặc dù nội tạng động vật có thể là nguồn thực phẩm sạch nếu không sử dụng hóa chất, nhưng chúng chứa nhiều axit alpha lipoic, cholesterol, chất béo bão hòa… có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp khi tiêu thụ quá mức, đồng thời gây tác động tiêu cực đến hiệu quả của thuốc điều trị.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là với những người không dung nạp gluten. Việc tiêu thụ gluten khiến nguy cơ mắc các tuyến giáp tăng cao. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm không chứa gluten có thể mang lại lợi ích cho người tuyến giáp.

Chất xơ và đường

Việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể khiến quá trình hấp thu thuốc điều trị tuyến giáp bị cản trở. Ngoài ra, để kiểm soát tuyến giáp người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ đường và các chất tạo ngọt. Việc này giúp ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Mụn lâu lành biến thành ung thư
Mụn lâu lành biến thành ung thư
Sốt xuất huyết tăng vọt tại TPHCM, bệnh nhi nguy kịch vì sốc
Sốt xuất huyết tăng vọt tại TPHCM, bệnh nhi nguy kịch vì sốc
Gia Lai đình chỉ phòng khám &apos;chặt chém&apos; bệnh nhân
Gia Lai đình chỉ phòng khám 'chặt chém' bệnh nhân

Bạn đang đọc bài viết "Thực phẩm cực tốt và 'đại kỵ' với người bị ung thư tuyến giáp" tại chuyên mục Sức khỏe. Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).