Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Nguyễn Thị Thu Anh, thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Việt Nam - Phó Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT đi vào thực tiễn, các nhà trường sẽ tập trung vai trò quản lí, không tham gia
TS Nguyễn Thị Thu Anh, thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Việt Nam - Phó Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội.
Khi học thêm được tổ chức ở các trung tâm ngoài nhà trường sẽ giúp xóa bỏ những bất cập về đạo đức nhà giáo trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm mà xã hội phản ánh là tràn lan lâu nay. Tuy nhiên, đi kèm đó luôn là những thách thức, trong đó có việc quản lí chất lượng dạy học của các trung tâm dạy thêm. Việc đảm bảo để có đủ các hình thức hỗ trợ cho những học sinh có nhu cầu được giúp đỡ cũng là điều cần được quan tâm.
Quy định, không cho giáo viên dạy chính khoá trên lớp dạy thêm có thu tiền đối với học sinh của mình khiến nhiều giáo viên còn băn khoăn rằng: không ai hiểu học sinh của mình bằng chính cô giáo đứng lớp; giáo viên tâm tư vì bị giảm nguồn thu hay phụ huynh sẽ phải chật vật tìm trung tâm dạy thêm với chi phí đắt đỏ hơn… Bà nghĩ sao về những trăn trở trên của một số giáo viên hiện nay?
Tôi cho là những lo lắng ấy của giáo viên hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì việc dạy thêm từ lâu đã mang lại thu nhập cho một bộ phận giáo viên.
Tuy nhiên, thống kê số giáo viên dạy thêm có thu phí trong nhà trường chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với các giáo viên không tham gia dạy thêm. Rất nhiều giáo viên đã dùng sự thấu hiểu của mình để tạo động lực giúp học sinh tiến bộ qua từng tiết học. Họ tìm tòi, học hỏi để có thể dạy học hiệu quả ngay trên lớp và hướng dẫn học sinh của họ biết cách tự học ở nhà.
"Tôi đã được chứng kiến rất nhiều giáo viên chủ động giúp đỡ học sinh sau giờ học mà không nhận bất kỳ kinh phí nào. Những giáo viên này xứng đáng được vinh danh vì sự tận tâm với học trò, với nghề dạy học", TS Nguyễn Thị Thu Anh.
Để tránh tình trạng phụ huynh vất vả tìm trung tâm dạy thêm với chi phí đắt đỏ, thầy cô chủ nhiệm thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình học tập của học sinh ở trường và cùng bàn với cha mẹ cách đồng hành với con, giúp con tiến bộ. Thay vì đưa con đến các trung tâm dạy thêm, cha mẹ sẽ luôn theo sát quá trình học tập của con, động viên, khích lệ giúp con chủ động tự học.
Thay đổi thói quen trông đợi vào dạy thêm
Với vai trò nhà giáo, nhà quản lí trường học, thông tư này theo bà có tác động, ý nghĩa như thế nào đối với học sinh? Lâu nay, không ít học sinh quen với lối học thụ động, khi hạn chế học thêm, liệu có ảnh hưởng đến chất lượng học tập hay không? Nhất là các em vẫn lo lắng, phải chạy theo các kỳ thi vượt cấp, thi tốt nghiệp THPT...?
Học sinh học thụ động hay chủ động phụ thuộc vào cách thầy cô và cha mẹ hướng dẫn các em tự học. Chúng ta đều thừa nhận học sinh học thụ động do đi học thêm quá nhiều và đó là lí do Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhà trường phải thay đổi.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, để biến kiến thức thầy cô giảng dạy trên lớp thành kiến thức của bản thân, học sinh cần dành từ gấp 2 đến 3 lần thời gian tự học. Như vậy, nếu học với giáo viên 1 giờ, học sinh cần tự học ít nhất 2–3 giờ để hiểu, thực hành và ghi nhớ.
Có lẽ nhiều thầy cô và bố mẹ sẽ giật mình khi “đếm” lại tổng thời gian tự học của con và phát hiện con không có thời gian tự học, không có thời gian chơi, học kỹ năng sống, học cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương bản thân và mọi người - TS Nguyễn Thị Thu Anh.
Biết cách tự học không hề dễ dàng đối với học trò và cả với thầy cô và cha mẹ. Tôi cho rằng Thông tư 29 chính là cơ hội để thầy cô và cha mẹ thay đổi việc trông đợi vào dạy thêm, từ đó giúp con tiến bộ bằng việc cùng con thực hiện các phương pháp học chủ động, sáng tạo, cùng rèn luyện năng lực tự học cho con và chính mình. Biết tự học không chỉ có ý nghĩa với chính con để không phải đi học thêm mà còn có ý nghĩa với cả cuộc đời con sau này.
![]() |
Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT "cấm" dạy thêm hoàn toàn các môn văn hóa đối với bậc tiểu học. |
Bối cảnh kỳ thi Tốt nghiệp THPT và các kỳ thi chuyển cấp vẫn có tính cạnh tranh cao, việc ngừng học thêm tại trường đang khiến một số học sinh lo lắng. Vì vậy, thầy cô cần quan tâm bình ổn tâm lí của học sinh, cải tiến phương pháp giảng dạy và