Điển hình là trường hợp ông L.T.B. (58 tuổi, ngụ tại Long An) nhập viện trong tình trạng bàn tay trái sưng nề, bầm tím. Khai thác bệnh sử từ phía người bệnh ghi nhận, trong lúc đang dọn cây
Xác rắn lục đuôi đỏ bị tiêu diệt thân nhân người bệnh mang đến bệnh viện đã giúp bác sĩ xác định loài và độc tố từ đó có chỉ định điều trị phù hợp
Theo BS Công Vân, rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có nọc độc mạnh, người bệnh sau vài phút bị rắn cắn sẽ có biểu hiện sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm được nơi bị cắn. Sau khoảng 6 giờ, phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ... Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và tử vong.
Hiện nay, điều trị rắn cắn bằng huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp hữu hiệu nhất. Thời điểm sử dụng tốt nhất là trong 4 giờ đầu sau khi bị rắn cắn. Bác sĩ khuyến cáo nếu không may bị rắn cắn, nạn nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc. Phương pháp này chẳng những không hiệu quả mà còn khiến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nghiêm trọng hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng.