Tại
Theo bác sĩ Long, hiện tại, bệnh viện cơ bản đáp ứng được số lượng thuốc để điều trị cho bệnh nhân sau khi đấu thầu thành công một số gói thầu lớn. Tuy nhiên để tránh tái diễn tình trạng thiếu thuốc cục bộ trong thời gian tới, theo ông chỉ cần phân cấp, phân quyền mạnh. Bên cạnh đó, bỏ đấu thầu tập trung về vật tư trang thiết bị… chắc chắn sẽ chấm dứt việc thiếu thuốc, vật tư.
Nhóm hàng thiết yếu nên bỏ đấu thầu
Với vai trò là người đứng đầu bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương chia sẻ, trong bối cảnh Chính phủ chưa sửa đổi toàn diện Luật Dược hiện hành để giải quyết dứt điểm tất cả bất cập, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cần tập trung vào những nội dung trọng tâm mang tính chiến lược.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, trước hết, nên quy định tự động gia hạn sổ đăng ký lưu hành thuốc khi không phát sinh sự cố trong thời gian thuốc được sử dụng trước đó. Với những thuốc đã lưu hành nhiều năm ở các nước phát triển nên có phương án được cấp phép nhanh hơn, để người dân có thể sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương |
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cần đơn giản hóa quy trình đấu thầu mua sắm thuốc bằng cách phân loại thành hai nhóm: Nhóm cần đấu thầu và nhóm không cần đấu thầu. Trong đó, nhóm thuốc không cần đấu thầu có thể chia thành hai loại. Một là thuốc không cần