Một tỉnh Việt Nam có trữ lượng kho báu lớn gấp 2 lần Trung Quốc, 88 lần Mỹ, khai thác 710 năm chưa hết, công nghệ đằng sau có gì?

Admin

17/07/2025 16:06

Sau sáp nhập, đây là tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất Việt Nam.

Một tỉnh Việt Nam có trữ lượng kho báu lớn gấp 2 lần Trung Quốc, 88 lần Mỹ, khai thác 710 năm chưa hết, công nghệ đằng sau có gì?- Ảnh 1.

Theo dữ liệu của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Việt Nam có trữ lượng kho báu bô xít khoảng 3,1 tỷ tấn, trong khi đó Trung Quốc có 680 triệu tấn và Mỹ có 20 triệu tấn.

Trước sáp nhập, Đắk Nông đứng đầu cả nước về trữ lượng bô xít, chiếm hơn 57% trữ lượng cả nước. Tuy nhiên, kể từ ngày 12/6/2025, cả nước chính thức sáp nhập còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại nghị quyết này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp. Trong đó, sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng.

Như vậy, Lâm Đồng trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về trữ lượng bô xít, riêng trữ lượng bô xít tại Lâm Đồng gấp 2 lần Trung Quốc, 88 lần Mỹ.

Bô xít là một loại quặng nhôm. Từ bô xít có thể tách ra Alumin (Al2O3 - nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân). Quá trình sản xuất nhôm từ quặng bô xít trải qua hai công đoạn quan trọng: Sản xuất alumin (Al2O3) theo công nghệ Bayer và điện phân Alumin thành nhôm (Al).

Trước sáp nhập, tại buổi họp tổng kết năm 2024, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh có 1 nhà máy alumin Nhân Cơ, với trữ lượng hiện nay phải mất 715 năm mới khai thác hết. Trong năm 2024, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn vào Đắk Nông đăng ký đầu tư với khoảng 8 tỷ USD. Trong số này có 4 nhà máy bô xít, tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD/nhà máy. Trong trường hợp cả 4 nhà máy đăng ký đầu tư được phê duyệt thì cũng phải mất 300 năm.

Theo Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV), Lâm Đồng hiện tại đang là địa phương có trữ lượng bô xít lớn hàng đầu và đang có 2 dự án bô xít đã vận hành lớn nhất cả nước.

Hai dự án bô xít lớn nhất Việt Nam hiện nay là Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng (Tân Rai) và Nhà máy Alumin Nhân Cơ, do Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) quản lý. Cả hai nhà máy đều có công suất thiết kế 650.000 tấn alumin mỗi năm. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, công nghệ và kinh nghiệm từ hai dự án này.

Với nhà máy Alumin Nhân Cơ, xã Nhân Cơ, ngay từ khi bắt đầu triển khai vào năm 2010, dự án đã được yêu cầu đánh giá kỹ lưỡng tác động môi trường. Năm 2017, nhà máy đã lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động và liên tục cập nhật các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro môi trường. Hệ thống thu gom nước thải, giảm tiếng ồn và xử lý bụi cũng được nâng cấp, giúp chất lượng không khí và nước thải luôn nằm trong giới hạn cho phép.

Đáng chú ý, TKV đã thử nghiệm công nghệ thải bùn đỏ khô trong quá trình sản xuất alumin. Đây là giải pháp tiên tiến, mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế và kỹ thuật so với phương pháp thải ướt truyền thống, đang được sử dụng tại hai nhà máy alumin của TKV.

Từ năm 2025, TKV bắt đầu thử nghiệm công nghệ thải khô tại tổ hợp alumin Tân Rai. Bước đầu, việc áp dụng công nghệ này đã mang lại nhiều lợi ích khi tiết kiệm tài nguyên đất, an toàn về môi trường và giảm tổng chi phí đầu tư.

Về công nghệ, Việt Nam đã làm chủ công nghệ khai thác và chế biến bô xít. Theo Viện Nghiên cứu Cơ khí, từ năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam cơ bản nắm vững công nghệ sản xuất alumin với lực lượng nhân sự trẻ, đồng thời thu hút được các nhà đầu tư để từng bước hình thành ngành công nghiệp alumin và luyện nhôm. Đây là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, thiết bị và hóa chất phụ trợ trong nước.

Một trong những bước tiến đáng kể trong sản xuất alumin là việc áp dụng công nghệ thải khô bùn đỏ. Trước đây, bùn đỏ – chất thải phát sinh từ quá trình chế biến bô xít – thường được thải dưới dạng lỏng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Công nghệ thải khô giúp tách nước ra khỏi bùn, biến chúng thành dạng rắn, dễ dàng quản lý và lưu trữ, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tràn đổ và ô nhiễm nguồn nước.

Song song với đó, công nghệ Bayer hiện đại được áp dụng trong quá trình chế biến bô xít thành alumin với hiệu suất cao và mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn. Các nhà máy alumin tại Việt Nam sử dụng phiên bản cải tiến của công nghệ này nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.

Đặc biệt, các nhà máy alumin trong nước đều được trang bị hệ thống giám sát tự động, cho phép theo dõi chặt chẽ toàn bộ quá trình sản xuất và kiểm soát phát thải. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại này góp phần đảm bảo quy trình sản xuất luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.