Ngày 7/5, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã có những chia sẻ quan trọng về thực trạng đáng lo ngại của ngành thực phẩm chức năng tại Việt Nam, đồng thời nêu rõ các hành động cụ thể mà Bộ đang triển khai để đối phó với tình hình này.
Hàng giả tràn lan, quản lí gặp nhiều thách thức
Theo bà Nga, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều đường dây sản xuất và kinh doanh thực phẩm giả, trong đó có cả sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Những vụ việc này không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là những bất cập trong cơ chế quản lí.
Cụ thể, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm mà không cần thẩm định hồ sơ bởi cơ quan quản lí nhà nước. Điều này đã bị một số tổ chức lợi dụng để “lách luật”, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng.
“Thủ tục tự công bố hiện nay khá đơn giản và không mất phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, việc này cũng đồng nghĩa với việc cơ quan quản lí gặp khó khăn trong khâu hậu kiểm do số lượng sản phẩm công bố quá lớn, trong khi lực lượng thanh tra lại hạn chế”, bà Nga cho biết.
![]() |
Không chỉ Việt Nam, tình trạng thực phẩm giả còn diễn ra trên quy mô toàn cầu. Báo cáo từ các tổ chức quốc tế cho thấy, thiệt hại do thực phẩm giả gây ra lên đến hàng chục tỉ Euro mỗi năm tại châu Âu và khoảng 40 tỉ USD trên toàn thế giới. Đề xuất siết chặt quản lí, sửa đổi quy định pháp luật Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã đề xuất sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo hướng tăng cường giám sát và hậu kiểm. Đồng thời, Bộ cũng đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan để sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, bổ sung các quy định nhằm khắc phục những lỗ hổng hiện tại.
“Về phía cơ quan quản lí, bên cạnh hành vi cố tình vi phạm của doanh nghiệp, chúng tôi cũng gặp khó khăn do số lượng sản phẩm công bố quá lớn. Bất kỳ doanh nghiệp nào có đăng ký kinh doanh đều có thể công bố sản phẩm thực phẩm. Trong khi đó, lực lượng hậu kiểm còn hạn chế. Công tác hậu kiểm bao gồm nhiều hoạt động như kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cơ sở sản xuất, lấy mẫu sản phẩm trên thị trường hoặc tại cơ sở sản xuất để kiểm nghiệm, chi phí cho công tác kiểm nghiệm khá cao, gây khó khăn cho các địa phương. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đang tiến hành
Sữa giả do cơ quan chức năng phát hiện.
Bà Trần Việt Nga nhấn mạnh, để thị trường thực phẩm chức năng phát triển lành mạnh, cần sự chung tay của tất cả các bên: từ cơ quan quản lí, doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, lấy đạo đức kinh doanh làm kim chỉ nam. Cơ quan quản lí phải tăng cường thanh tra, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm. Việc ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật, cùng với việc trang bị các công cụ hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ sản phẩm lưu thông trên thị trường, là yếu tố then chốt để ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm cần được thực hiện nghiêm minh và thường xuyên. Và quan trọng nhất, người tiêu dùng phải trở thành người tiêu dùng thông thái.

