Gieo mầm tình yêu khoa học

Admin

22/05/2025 17:30

TP - Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2030, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đạt 12 người trên một vạn dân. Các chuyên gia cho rằng, việc nuôi dưỡng tình yêu khoa học từ trên ghế nhà trường đóng vai trò quan trọng để hình thành các thế hệ các nhà khoa học chất lượng cao trong tương lai.

Gieo mầm tình yêu khoa học ảnh 1
Hai học sinh Trường
Học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu trong một hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường

Thiếu phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, STEM có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh những năng lực và kỹ năng thiết yếu của công dân thế kỷ 21. STEM không chỉ trang bị tri thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học mà quan trọng hơn, giúp học sinh hình thành tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thế giới số.

Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ quyết liệt đầu tư toàn diện cho giáo dục STEM, coi đây là chìa khóa để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Đó là bồi dưỡng chuyên sâu về phương pháp dạy học tích hợp STEM, STEAM, Project-based Learning, dạy học số hóa; Nâng cấp phòng học bộ môn khoa học, phòng thí nghiệm; đầu tư thiết bị thực hành thí nghiệm hiện đại; tích hợp công nghệ thực tế ảo (VR), mô phỏng 3D vào dạy học…

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học), yếu tố con người - đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ là không thể tách rời. Để khơi dậy niềm yêu thích khoa học và thúc đẩy học sinh theo đuổi STEM, ngành Giáo dục Hà Nội đã triển khai nhiều phương pháp và chiến lược như: Đưa hoạt động STEM vào chương trình giáo dục chính khoá và ngoại khoá dưới nhiều hình thức đa dạng; Xây dựng các mô hình điểm, dẫn dắt về STEM, đặc biệt tại các trường chất lượng cao như: Trường THCS Lê Lợi, THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân… Xây dựng các câu lạc bộ STEM trong nhà trường, tạo sân chơi học tập sáng tạo, nơi học sinh được trải nghiệm, khám phá, thử nghiệm các ý tưởng khoa học.

Nhờ đó, năm 2025, Học sinh Hà Nội tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp toàn quốc tại TPHCM đạt 10 giải, trong đó có 3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 4 giải Ba; tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 với 6/6 dự án đều đoạt giải.

Dẫu vậy, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho rằng, hiện nay, việc thúc đẩy học sinh nghiên cứu khoa học, hoạt động STEM gặp một số khó khăn, thách thức. Các em chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết về thu thập và xử lý số liệu, hạn chế trong việc sử dụng các công cụ số, phần mềm phân tích, công cụ lập trình, và nền tảng học tập trực tuyến. Ngoài ra, một số học sinh cảm thấy áp lực, sợ thất bại hoặc chưa đủ tự tin để tham gia các hoạt động nghiên cứu hoặc ứng dụng công nghệ.

Bên cạnh đó, một số trường học thiếu phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành, hoặc chưa có điều kiện đầu tư công nghệ hiện đại làm hạn chế nghiên cứu khoa học của học sinh.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2025 Ảnh: DƯƠNG TRIỀU
Thưởng tới 1 tỷ đồng cho nhà khoa học có sáng chế quốc tế
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu tuyệt đối không dạy thêm cho học sinh trong hè
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu tuyệt đối không dạy thêm cho học sinh trong hè

Bạn đang đọc bài viết "Gieo mầm tình yêu khoa học" tại chuyên mục Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).