Theo
Đoàn kiểm tra sẽ đánh giá thực trạng, tình hình cung cầu khi thị trường gạo liên tục biến động trong thời gian qua.
Được biết, có 44 doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra đợt này. Các thương nhân được đề nghị có trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo minh bạch trong hoạt động mua bán, xuất khẩu; cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh, hợp đồng xuất khẩu, nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Hiện Bộ Công Thương ban hành văn bản gửi Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang; Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị phối hợp với Đoàn kiểm tra.
Trước đó, Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra gian lận thương mại, gian lận xuất xứ gạo xuất khẩu, cũng như hoàn thiện các quy định về xuất khẩu gạo trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động.
Cụ thể, có thời điểm, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống chỉ còn 390 USD/tấn, mức giá thấp nhất trong 3,5 năm qua. Trong khi đó, giá gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan vẫn giữ ổn định.
Việc thành lập đoàn kiểm tra nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo hướng minh bạch, hiệu quả.
Liên quan để quản lý kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cũng đang gấp rút hoàn thiện sửa đổi Nghị định 107 và Nghị định 01 về kinh doanh xuất khẩu gạo theo trình tự rút gọn, dự kiến hoàn thành trong tháng 3.

