Đào tạo nghề Du lịch nông thôn huyện Chợ Lách: Thực chiến và hướng đến sản phẩm du lịch xanh, bền vững

Admin

17/12/2023 20:19

Ngày 16/12/2023, tại trụ sở UBND xã Long Thới, UBND huyện Chợ Lách phối hợp Viện ứng dụng KHCN và Đào tạo Mekong tổ chức khai giảng các lớp dạy nghề nông thôn trên địa bàn huyện: Lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nhà hàng, khách sạn và Lớp dịch vụ du lịch nông nghiệp cho hơn 40 học viên là nông dân và chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp tại Làng VH Du lịch huyện Chợ Lách.

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, thời gian qua huyện Chợ Lách đã tập trung triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm quảng bá hình ảnh vùng đất và con người Chợ Lách đến với du khách, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.

z4984399011735-65dcaa0ecdf7fc1b1de39052f7fadd29-1702847757.jpg

Làng VHDL còn tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh. Việc phát triển làng VHDL sẽ khuyến khích cộng đồng địa phương tự hào về văn hóa, truyền thống dân tộc bởi đây là mô hình “Làng VHDL” theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia.

z4984391989263-794220ee773abcb457ab2a7ce04d4bf8-1702847740.jpg

Các loại hình du lich được Làng VHDL Chợ Lách xác định như: du lịch gắn với làng nghề truyền thống sản xuất cây giống - hoa kiểng và các điểm di tích lịch sử văn hóa, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, homestay; trong đó, du lịch homestay có nhiều lợi thế. Hiện toàn huyện có khoảng 40 cơ sở lưu trú, có 11 điểm du lịch homestay, 126 điểm du lịch tham quan của hộ gia đình và hội viên nông dân, với tỷ lệ khách du lịch tăng bình quân 17%/năm, mỗi năm tiếp khoảng 140 ngàn lượt khách. Tổng doanh thu ước đạt trên 250 tỷ đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân và tham gia giải quyết việc làm cho người dân tại địa phương.

z4984399011604-27d0ef25e5e4f5e50b92f331bbf231e4-1-1702849275.jpg
z4984391989259-234fd126b5261df0a2a6428aa3eaeb6c-1702847734.jpg

Hiện nay, huyện có 14 hợp tác xã (HTX) trên lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 93,33% trên tổng số HTX toàn huyện, với 1.349 thành viên. Doanh thu bình quân của một HTX ước đạt 810 triệu đồng. Thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX là 47 triệu đồng/năm. Với mô hình HTX kiểu mới hoạt động theo Luật HTX năm 2012 đã giúp người dân từng bước hình thành và chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang thực hiện nền kinh tế nông nghiệp dựa vào sản phẩm mà họ tạo ra trên cơ sở liên kết, hợp tác cùng có lợi. 

z4984399011729-056ef9c0fff6caefd7d02772a5da6498-1702847752.jpg

Bình quân hàng năm, Chợ Lách đón khoảng 140 ngàn lượt khách đến tham quan. Huyện luôn quan tâm việc da dạng hóa thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế, quan tâm thu hút khách có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày, phát triển thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, sức khỏe vào các ngày nghỉ cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ lễ, tết. Đồng thời phát triển thị trường nội vùng, nội địa, gắn kết với các thành phố, trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực lân cận tạo dựng các thị trường mới để liên kết mở rộng tua, tuyến, sản phẩm du lịch đưa khách về Chợ Lách.

z4984391989842-6edfdc0e7ad914cd1fb9b0155067b4b6-1702847746.jpg

Được biết, đây là năm thứ 2 Viện ứng dụng KHCN và Đào tạo Mekong phối hợp địa phương triển khai các khoá đào tạo nghề du lịch nông thôn, đào tạo bán hàng Thương mại điện tử cho các chủ thể OCOP và Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới Chợ Lách. 

Hoàn thành khóa học các học viên sẽ được cấp chứng chỉ tay nghề và ứng dụng hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp huyện Chợ Lách 

Bạn đang đọc bài viết "Đào tạo nghề Du lịch nông thôn huyện Chợ Lách: Thực chiến và hướng đến sản phẩm du lịch xanh, bền vững" tại chuyên mục Kinh tế. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline 0359 276 785 hoặc gửi về địa chỉ email ([email protected]).