Chấm dứt tình trạng cắt khúc trong giáo dục

Admin

02/01/2025 12:13

TP - Hệ thống giáo dục quốc dân cần được thống nhất từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Đây là mong mỏi của các trường cao đẳng  do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH quản lí.

Hệ thống chia cắt

Từ năm 2017,

Sinh viên Trường Trung cấp Y tế Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng T.Ư trong giờ học thực hành Ảnh: NGHIÊM HUÊ

Chủ tịch Hội đồng quản trị một trường CĐ tại Hà Nội khẳng định, về vấn đề liên thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức trong quy trình, thủ tục. Quá trình chuyển tiếp giữa các chương trình học tập, tiêu chuẩn đầu vào, phương thức tuyển sinh khác nhau khiến người học tốt nghiệp trung cấp, CĐ nghề thuộc Bộ LĐTB&XH khi có mong muốn tiếp tục học lên trình độ cao hơn ở hệ ĐH thuộc Bộ GD&ĐT gặp vướng mắc, phức tạp và mất nhiều thời gian.

Theo các chuyên gia, việc đưa hệ thống trường Cao đẳng, trung cấp ra khỏi hệ thống giáo dục quốc dân là đi lệch với thông lệ quốc tế.

Điều bất cập ở chỗ, chính sách phân luồng sau THCS, THPT là học nghề và liên thông từ trình độ trung cấp và CĐ lên ĐH có nhiều trở ngại. Học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp, CĐ nghề nhưng muốn có bằng tốt nghiệp THPT sau này phải học văn hóa tại các trung tâm giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT.

Trước năm 2017, các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp có luôn hệ thống giáo viên dạy các môn văn hóa cho học sinh. Sự rắc rối này đã dẫn đến nhiều câu chuyện dở khóc dở cười như sinh viên tốt nghiệp hệ CĐ của Học viện Múa Việt Nam nhưng không thể học liên thông lên ĐH vì không có bằng tốt nghiệp THPT. Những sinh viên này chỉ học các môn văn hóa trong Học viện Múa Việt Nam mà không học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc sự quản lí của ngành giáo dục nên không có học bạ của Sở GD&ĐT để thi tốt nghiệp THPT.

Hiện nay, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND cấp huyện. Hoạt động của những trung tâm này được thực hiện theo 2 văn bản khác nhau. Đó là Thông tư 05 ban hành năm 2020 của Bộ LĐTB&XH và Thông tư số 01 ban hành năm 2023 của Bộ GD&ĐT. Một trung tâm đồng thời chịu sự quản lí nhà nước của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH nên rất khó hoạt động.

Mong chờ sự thống nhất

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội của Bộ LĐTB&XH vừa qua, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trên tinh thần của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo T.Ư về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW, Bộ LĐTB&XH và Bộ Nội vụ đã tổ chức việc hợp nhất một cách chặt chẽ, rõ ràng, hiệu quả và nghiêm túc.

Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, ông Dung thông tin, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 13 trường cao đẳng và 3 trường đại học sư phạm trực thuộc Bộ LĐTB&XH sẽ chuyển sang chịu sự quản lí của Bộ GD&ĐT.

Nguyên lãnh đạo Trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội, khẳng định, chuyển phần giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD&ĐT quản lí sẽ giúp hệ thống giáo dục quốc dân từ phổ thông cho đến ĐH được đồng bộ, thống nhất và phân bố hài hòa.

Ở góc độ đơn vị đào tạo, vị này cho hay, khi chuyển giao về Bộ LĐTB&XH quản lý, trường CĐ không nằm trong dữ liệu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, nên công tác tuyển sinh gặp nhiều thách thức. Hơn nữa, các trường nghề phải điều chỉnh chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ LĐTB&XH dẫn đến lệch so với trình độ ĐH. Khi đó, sinh viên muốn liên thông rất khó khăn.

Vị này khẳng định, việc Bộ GD&ĐT quản lí cả trình độ giáo dục nghề nghiệp sẽ cân bằng được việc tuyển sinh giữa ĐH và CĐ, phân luồng học sinh cũng sẽ thuận lợi, thực chất hơn.

Con học đại học, bố mẹ 'méo mặt'
Học phí đại học cao, tăng thường xuyên: Kéo rộng bất bình đẳng
Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024
Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

Bạn đang đọc bài viết "Chấm dứt tình trạng cắt khúc trong giáo dục" tại chuyên mục Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).