Đó là trường hợp ông L.N.H. (67 tuổi, ngụ tại quận 3, TPHCM). Theo bệnh sử khoảng 3 ngày trước khi nhập viện, ông H. có biểu hiện
Các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch
Sau khi chụp mạch vành, các bác sĩ đã đặt stent vào đoạn mạch máu bị tắc nhưng lượng máu đông quá nhiều đã tiếp tục gây tắc các vị trí khác trong mạch vành bên phải. Các bác sĩ đã phải kết hợp vừa hút huyết khối trong lòng mạch, ép huyết khối bằng bóng, sử dụng thêm thuốc kháng đông và thuốc kháng kết tập tiểu cầu để cấp cứu, điều trị cho người bệnh. Sau can thiệp, sức khỏe của bệnh nhân đang bình phục khả quan.
Từ trường hợp trên, BS An Huy cảnh báo, nhồi máu cơ tim thường xảy ra bất ngờ nhưng vẫn có những trường hợp được cảnh báo trước với các dấu hiệu đau thắt ngực. Người bệnh sẽ có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, thường xảy ra khi ngồi nghỉ. Cơn đau kéo dài trên 15 phút, đau lan ra sau lưng, vùng cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Đồng thời, cảm thấy mệt, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng hoặc ngất xỉu. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp rất cao, người bệnh có các dấu hiệu trên cần nhập viện càng sớm càng tốt.
“Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch. Nếu lưu lượng máu không được phục hồi nhanh chóng, cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn, thậm chí là tử vong” – BS An Huy.