Bộ GD&ĐT tìm cách gỡ điểm nghẽn trong mô hình đại học

Admin

16/05/2025 08:30

TPO - Ngày 15/5, tại Trường ĐH Luật TPHCM, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) thu hút nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, lãnh đạo các đại học quốc gia, đại học vùng và trường đại học thành viên.

Mô hình “đại học” chưa được định danh rõ trong luật

Một trong những trọng tâm thảo luận tại toạ đàm là việc hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình đại học tại Việt Nam – vốn đang gặp nhiều vướng mắc và bất cập. Đại diện Ban soạn thảo dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) của Bộ GD&ĐT đánh giá, sau 12 năm thực thi Luật Giáo dục đại học (ban hành năm 2012) và gần 6 năm triển khai Luật sửa đổi (năm 2018), hệ thống giáo dục Lãnh đạo các trường đại học phát biểu tại toạ đàm

Cụ thể, việc quản lý hệ thống cơ sở giáo dục ĐH bị phân mảnh, phức tạp và kém hiệu quả do có quá nhiều cơ quan chủ quản theo các ngành, lĩnh vực không phù hợp với lĩnh vực đào tạo của các cơ sở trực thuộc.

Về tổ chức và quản trị cơ sở giáo dục ĐH, bộ nêu rõ, quy định về các đơn vị trực thuộc cơ sở giáo dục ĐH có tư cách pháp nhân gây khó khăn, phức tạp và rủi ro trong tổ chức và quản lý cơ sở.

Quy định về tổ chức đại học có trường đại học thành viên (mô hình 2 cấp) có nhiều bất cập, đặc biệt khi thực hiện cơ chế tự chủ. Vì trong thực tế ở tổ chức và hoạt động của các đại học 2 cấp, mô hình tổ chức, quản trị có thêm một cấp trung gian, dễ trở nên cồng kềnh, kém hiệu quả. Quản lý nhà nước gặp khó khăn do vừa phải quản lý đại học, vừa phải quản lý các

Khiển trách nam sinh viên vô lễ với cựu chiến binh khi xem diễu binh 30/4
Thêm một trường đại học lên tiếng việc sinh viên có hành vi thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh
Thêm một trường đại học lên tiếng việc sinh viên có hành vi thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh

Bạn đang đọc bài viết "Bộ GD&ĐT tìm cách gỡ điểm nghẽn trong mô hình đại học" tại chuyên mục Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).