‘Bật khóc’ khi không còn được thi lớp 6

Admin

10/01/2025 12:30

TPO - Nhiều phụ huynh chia sẻ sự hụt hẫng, tiếc nuối, thậm chí có người bật khóc khi Bộ GD&ĐT quy định, từ năm 2025 tuyển sinh vào lớp 6 các trường THCS chỉ còn duy nhất một phương thức là xét tuyển.

Ròng rã luyện thi

Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố

Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 một trường học tại Hà Nội năm 2024.

Theo phụ huynh này, chị đồng tình với phương án giảm áp lực cho học sinh tiểu học và có thể dừng việc thi tuyển lớp 6 nhưng cần có lộ trình, tránh quyết định bất ngờ với phụ huynh, học sinh. Nếu biết trước, các gia đình sẽ không mất thời gian, tiền của cho con đi luyện thi vất vả, cực nhọc đến như vậy.

Trên diễn đàn ôn thi vào lớp 6 các trường chất lượng cao, một phụ huynh cũng chia sẻ, đã “bật khóc” và có “một ngày thật dài” sau khi hay tin cấm thi tuyển vào lớp 6. Theo phụ huynh này, con chị ôn luyện từ lớp 4, nỗ lực không ngừng nghỉ ở các lò luyện thi để nâng trình độ.

Để đạt mục tiêu, gia đình không ngần ngại tìm lớp luyện thi tốt cách nhà 9 -10 cây số và sau những bữa cơm vội vã lại “băng băng đèo nhau đi học thêm”. Và cũng để phục vụ mục đích thi tuyển 3 môn vào các trường chất lượng cao nên phụ huynh này từ chối hết các kỳ thi không phục vụ cho mục đích chuyển cấp. Đến thời điểm này, chị tin rằng, con đã tích luỹ được số “vốn” nhất định để tranh tài thì có quy định chỉ xét tuyển.

“Con mình trắng tay trong cuộc đua giành vé vào trường chất lượng cao bởi chỉ tập trung luyện thi, hồ sơ không có bất kỳ giải thưởng phụ nào để xét tuyển năm nay", phụ huynh này chia sẻ.

Trả lại tuổi thơ cho học sinh tiểu học

Bên cạnh những phụ huynh sốc, bất bình vì “lệnh cấm” thi tuyển vào lớp 6 của Bộ GD&ĐT, nhiều người lại đồng tình ủng hộ.

Chị Phạm Thị Phương, ở quận Cầu Giấy nói rằng, bỏ thi tuyển để trả tuổi thơ đúng nghĩa cho con trẻ. Nhiều phụ huynh đang “ép” trái chín non là bởi con vừa thoát cổng trường mầm non đã bước vào lò luyện thi từ ngày này qua ngày khác. Chị Phương cũng từng cho con luyện thi ròng rã 2 năm ở bậc tiểu học để dự tuyển vào trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành.

“Con học trường công, thấy kết quả toàn 9, 10 điểm. Nghĩ rằng, con học tốt cần phải đầu tư nên mình gác hết công việc cơ quan để đưa đón con đi học thêm. Hai năm ròng rã, tốn kém hàng chục triệu đồng, gia đình không có bữa cơm tối trọn vẹn và hơn hết là con học rất vất vả, áp lực”, chị Phương nói.

Nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng, không nên tiếc công ôn luyện cả quá trình vì kiến thức con tích luỹ được rất đáng giá cho hành trình học tập sau này.

Năm 2014, Bộ GD&ĐT từng “cấm” thi tuyển lớp 6. Khi đó, các trường ngoài công lập có lượng thí sinh đăng ký dự thi đầu vào lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh và các trường THCS chất lượng cao tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ. Tuy nhiên, sau một thời gian, các nhà trường “kêu” vì không tuyển được học sinh chất lượng. Có những trường cộng điểm ưu tiên các bằng khen, giải thưởng. Có trường lấy cả giải bơi lội để cộng điểm ưu tiên tuyển sinh.

Đến năm 2018, Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đầu cấp, trong đó ngoài phương thức xét tuyển đã quy định thêm nội dung: "Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh, Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực cho học sinh”.

Quy định này được cho là “cởi trói” cho các trường chất lượng cao, trường tư thục có tiếng. Từ đó, các trường kết hợp tuyển sinh bằng việc xét học bạ tiểu học kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực các môn Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh để tuyển sinh lớp 6.

Điều đáng nói, cũng kể từ đó, phong trào học thêm, luyện thi cho học sinh tiểu học rầm rộ hơn bao giờ hết. Tỉ lệ chọi trong các kỳ thi tuyển sinh lớp 6 của các trường khiến người ta kinh ngạc. Đơn cử như Trường THCS Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) có năm tỉ lệ chọi 1/30. Hay như Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành cũng có tỉ lệ chọi cao ngất ngưỡng.

Phụ huynh được rỉ tai, học sinh muốn thi chất lượng cao, buộc phải theo lộ trình luyện thi của các thầy cô, trung tâm càng sớm càng tốt. Do đó, những đứa trẻ tiểu học phải căng mình học ngày học đêm, học cả cuối tuần, ngày nghỉ lễ để vào cuộc đua. Có những phụ huynh cho con thi cùng lúc 4-5 trường cùng lúc để thử sức.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam từng khuyên phụ huynh, không nên chạy đua theo các cuộc thi tuyển vào trường chuyên, trường chất lượng cao. Sẽ phù hợp nếu học sinh có năng lực tốt, cần có môi trường, điều kiện phát huy. Còn phụ huynh cứ chạy theo đám đông, cho con học thêm, luyện thi sẽ gây áp lực lớn lên sức khoẻ thể chất, tinh thần của con.

“Phụ huynh cần ghi nhớ, ngoài trang bị kiến thức văn hoá, trẻ cần có thời gian, không gian để được vui chơi, rèn luyện thể thao cũng như các kỹ năng khác cần thiết cho cuộc sống”, TS Tùng Lâm nói.

Bộ GD&ĐT lý giải, nguyên tắc để đưa ra các nội dung trong thông tư mới không gây áp lực tốn kém cho cha mẹ học sinh, học sinh và xã hội. Ngoài ra, nội dung thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn.

Bộ GD&ĐT công bố phương thức tuyển sinh lớp 6 năm 2025
Điểm chuẩn tuyển sinh lớp 6 của ngôi trường có 'tỉ lệ chọi' 1/20,5 ở Hà Nội
Trường THCS Ngoại ngữ công bố điểm chuẩn tuyển sinh lớp 6
Trường THCS Ngoại ngữ công bố điểm chuẩn tuyển sinh lớp 6

Bạn đang đọc bài viết "‘Bật khóc’ khi không còn được thi lớp 6" tại chuyên mục Giáo dục. Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).