Bác sĩ chuyên khoa chỉ dấu hiệu nguy hiểm người mắc tiểu đường phải đến bệnh viện ngay lập tức

Admin

09/05/2025 16:14

TPO - Nếu đường huyết thấp < 4,0 mmol/L là đã bị hạ đường huyết, bệnh nhân nên ăn ngay kẹo bánh (nhiều glucose) hoặc xôi, cơm (tinh bột) và đo lại đường huyết sau 15 phút để đánh giá. Nếu vẫn thấp thì ăn tiếp. Tuy nhiên nếu mệt nhiều, mệt kéo dài, không tỉnh táo hoặc đường huyết thấp < 2,5 mmol/L thì phải đi cấp cứu vào bệnh viện gần nhất.

Tìm hiểu nguyên nhân gây

Tăng đường huyết là nguyên nhân quan trọng, có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện. Nguyên nhân do ăn nhiều đồ ngọt, và có thể cả quên thuốc đái tháo đường. Ngoài mệt mỏi, bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều… Ảnh minh họa: Internet

Tăng đường huyết là nguyên nhân quan trọng, có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện. Nguyên nhân do ăn nhiều đồ ngọt, và có thể cả quên thuốc đái tháo đường. Ngoài mệt mỏi, bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều…

Nguy hiểm nhất là

Nếu bệnh nhân đái tháo đường mệt nhiều, mệt kéo dài, không tỉnh táo hoặc đường huyết thấp < 2,5 mmol/L thì phải đi cấp cứu vào bệnh viện gần nhất. Ảnh minh họa: Internet

Nếu mệt kèm theo sốt, đặc biệt là sốt cao, rét run, hay đau tức ngực… là những triệu chứng nhiễm khuẩn nặng, và có nguy cơ gây rối loạn đường huyết, thậm chí nhiễm toan ceton nên bệnh nhân cần liên hệ ngay với Bác sỹ điều trị ĐTĐ của mình hoặc đến khám ở Bệnh viện gần nhất. Còn nếu sốt nhẹ kèm sổ mũi, ho húng hắng thì bệnh nhân nên nằm nghỉ, tránh đi ra chỗ gió rét, và kiểm tra đường huyết thường xuyên, ăn uống bình thường.

Nếu huyết áp tăng (> 140/90 mmHg) thì phải kiểm tra xem đã uống thuốc huyết áp chưa, nếu chưa thì cần uống ngay theo đơn, còn nếu đã uống rồi thì có thể cân nhắc uống thêm 1 viên nữa hoặc xin ý kiến bác sỹ. Cố gắng giữ nếp sinh hoạt như bình thường Việc rất quan trọng là phải tiêm và uống các thuốc đầy đủ và đúng giờ. Lưu ý là các thuốc đái tháo đường (tiêm và/hoặc uống) thường được dùng trước hoặc sau các bữa ăn chứ không phải là theo đúng 1 giờ cố định.

Những lưu ý quan trọng

Ăn đủ số bữa và đúng giờ, tuyệt đối tránh bỏ bữa dù ngủ dậy muộn

Đo đường huyết thường xuyên hơn, có thể 2-4 lần/ngày, cả sau ăn nhất là khi ăn nhiều, ăn đồ ăn lạ

Giữ ấm cơ thể, uống đủ nước. Có thể uống rượu vang được, hạn chế uống rượu mạnh

Khi đi lễ hay du lịch nên mang giầy thể thao buộc dây, êm nhẹ

Kiểm tra bàn chân thường xuyên, nhất là với những người đã có biến chứng thần kinh ngoại vi, bị tê chân hoặc mất cảm giác chân

Liên hệ ngay với bác sỹ điều trị khi thấy mệt nhiều

Bệnh nhân ĐTĐ cần lưu ý giữ đường huyết trước bữa ăn từ 5,0 – 7,2 mmol/L, đường huyết sau ăn < 11,0 mmol/L và huyết áp < 130/80 mmHg.

Ảnh minh họa: Internet
5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh 'khổ đủ đường', rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày
Biến chứng nguy hiểm do zona thần kinh: Đừng coi thường dấu hiệu ban đầu
Biến chứng nguy hiểm do zona thần kinh: Đừng coi thường dấu hiệu ban đầu

Bạn đang đọc bài viết "Bác sĩ chuyên khoa chỉ dấu hiệu nguy hiểm người mắc tiểu đường phải đến bệnh viện ngay lập tức" tại chuyên mục Sức khỏe. Mọi bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ email ([email protected]).