Thêm cơ hội cho thí sinh
Ông Bùi Thái Học, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, chia sẻ, đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD&ĐT đưa ra hồi tháng 11 cho thấy, với thời gian làm bài từng môn tự chọn giữ nguyên 50 phút/môn thi như chương trình cũ là quá nặng với thí sinh. Bài thi trắc nghiệm theo chương trình thi mới có 3 dạng thức gồm: Phần I các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho 4 phương án chọn 1 đáp án đúng; Phần II gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng đúng/sai. Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai; Phần III gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Thí sinh tô vào các ô tương ứng với đáp án của mình. Thí sinh chưa thực sự quen với đề thi trắc nghiệm này bởi 9 năm Tiểu học và THCS học theo chương trình cũ. Do vậy, ông Học mong Bộ GD&ĐT tăng thời gian làm bài đối với môn thi tự chọn.
Thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Như Ý |
Ông Học đề xuất, ngoài 2 môn thi tự chọn bắt buộc, Bộ có thể cho phép thí sinh thi thêm một số môn khác (không xét tốt nghiệp) đã đầu tư học ở THPT để tăng cơ hội xét tuyển ĐH. “Mỗi thí sinh lựa chọn các môn tự chọn nhiều hơn 2 môn để học suốt thời gian THPT. Họ cũng đầu tư vào những môn học này để thi đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia, Trường ĐH Sư phạm) hoặc thi đánh giá tư duy (ĐH Bách khoa Hà Nội). Vì vậy, Bộ GD&ĐT có thể xem xét để thí sinh có thể đăng kí thi thêm các môn khác ngoài 2 môn tự chọn trong 4 môn thi (2 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn; 2 môn thi tự chọn) để xét tốt nghiệp. Điều này giúp thí sinh có thêm cơ hội để xét tuyển ĐH”, ông Học nói.
Thầy Công khẳng định, việc tăng thời gian làm bài môn thi thành phần sẽ không ảnh hưởng đến số buổi làm việc của hội đồng coi thi và mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chính xác, Bộ GD&ĐT có thể