Hải Phòng chi gần 10.000 tỷ đồng thu hồi đất của hơn 6.000 hộ dân, để thực hiện dự án trọng điểm lớn bậc nhất phía Bắc, kết nối loạt tỉnh thành

Vừa qua, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã đi kiểm tra thực địa dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đoạn đi qua khu vực phía Tây thành phố.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư sơ bộ 203.000 tỷ đồng, chiều dài khoảng 390 km (chưa bao gồm tuyến nhánh) - đi qua nhiều tỉnh, thành phố.

Trong đó, đoạn đi qua thành phố Hải Phòng có tổng chiều dài gần 90 km (Hải Dương cũ gần 41 km, Hải Phòng cũ gần 49 km).

Theo dự kiến, tổng diện tích đất thu hồi khoảng 624 ha (Hải Dương cũ 218 ha, Hải Phòng cũ 406 ha). Số hộ dân bị ảnh hưởng gần 6.100 hộ (Hải Dương cũ gần 3.300 hộ, Hải Phòng cũ 2.800 hộ). Kinh phí giải phóng mặt bằng lên đến hơn 9.750 tỷ đồng (Hải Dương cũ gần 3.900 tỷ, Hải Phòng cũ trên 5.850 tỷ đồng).

Hải Phòng chi gần 10.000 tỷ đồng thu hồi đất của hơn 6.000 hộ dân, để thực hiện dự án trọng điểm lớn bậc nhất phía Bắc, kết nối loạt tỉnh thành- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tại buổi kiểm tra thực địa và làm việc với các địa phương khu vực phía Tây thành phố, lãnh đạo thành phố Hải Phòng ghi nhận sự chủ động, quyết liệt của các địa phương trong việc triển khai nhiệm vụ, liên quan đến dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Tuy nhiên hiện nay, một số công việc còn triển khai chậm liên quan đến công tác tái định cư tại xã Yết Kiêu và xã Gia Lộc. Qua kiểm tra thực tế, còn tình trạng người dân xây dựng trái phép trên đất thuộc phạm vi dự án. Lãnh đạo thành phố yêu cầu các địa phương siết chặt công tác quản lý đất đai, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các địa phương tập trung thực hiện công tác trích đo, trích lục, xác định nguồn gốc đất đai. Chủ động xây dựng các phương án triển khai khi có hướng tuyến chính thức.

Lãnh đạo thành phố Hải Phòng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình khu vực Tây Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc xác định, triển khai các khu tái định cư. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về thiết kế, hướng tuyến, chính sách liên quan phối hợp với các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thẩm định và phê duyệt các phương án theo quy định.

Nhấn mạnh dự án đường sắt là công trình trọng điểm quốc gia, lãnh đạo thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng cần tập trung cao độ, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quyết liệt nhằm bảo đảm tiến độ và hiệu quả triển khai dự án.

Cao tốc dồn dập khởi công, mở rộng sân bay...loạt hạ tầng tỷ USD tạo đòn bẩy cho tỉnh lớn nhất cả nước sau sáp nhập bứt pháCao tốc dồn dập khởi công, mở rộng sân bay...loạt hạ tầng tỷ USD tạo đòn bẩy cho tỉnh lớn nhất cả nước sau sáp nhập bứt phá

Lâm Đồng đã và đang trong giai đoạn mở đường lớn để phát triển, làm đường cao tốc mở hướng cửa ngõ phía Nam, các tuyến đường kết nối khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Đây sẽ là bước đi chiến lược mở đường cho sự phát triển đột phá của tỉnh mới sau sáp nhập.

Link nội dung: https://doanhnhanvatieudung.com/hai-phong-chi-gan-10000-ty-dong-thu-hoi-dat-cua-hon-6000-ho-dan-de-thuc-hien-du-an-trong-diem-lon-bac-nhat-phia-bac-ket-noi-loat-tinh-thanh-a137180.html