Theo ThS.BSNT. Đào Thị Thu - Trung tâm
Khác với phụ nữ trẻ tuổi thường có biểu hiện NTTN rầm rộ như tiểu buốt, tiểu rắt dữ dội, ở phụ nữ tiền mãn kinh, các triệu chứng có thể âm thầm và dễ bị che lấp bởi những rối loạn khác của giai đoạn này. Ảnh minh họa: Internet
Nguyên nhân: Khi cơ thể không còn "lá chắn" estrogen
Nếu như estrogen đóng vai trò như "người bảo vệ" giúp duy trì độ dày và độ đàn hồi của niêm mạc đường tiết niệu, thì ở giai đoạn tiền mãn kinh, sự sụt giảm nội tiết tố này khiến hàng rào bảo vệ trở nên mong manh. ThS. Đào Thị Thu giải thích: "Estrogen kích thích sản xuất glycogen trong biểu mô âm đạo và niệu đạo giúp niêm mạc bàng quang và niệu đạo dày hơn, mặt khác estrogen kích thích sự phát triển của Lactobacillus tạo môi trường axit ức chế vi khuẩn gây bệnh. Khi nồng độ estrogen giảm, niêm mạc teo mỏng, hệ vi khuẩn có lợi suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại như E.coli xâm nhập".
Không dừng lại ở đó, cấu trúc giải phẫu đặc thù của phụ nữ cũng là yếu tố nguy cơ. Niệu đạo ngắn (chỉ khoảng 3-4 cm), vị trí gần hậu môn và âm đạo khiến vi khuẩn dễ dàng di chuyển ngược dòng lên bàng quang. Thói quen vệ sinh không đúng cách như lau từ sau ra trước, nhịn tiểu, hay sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao càng làm tăng nguy cơ.
Bên cạnh đó, các bệnh lý nền như tiểu đường, sỏi tiết niệu, hoặc tình trạng sa tử cung sau sinh cũng được xem là "bạn đồng hành" của NTTN. "Ở phụ nữ tiền mãn kinh, hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến phản ứng viêm không hiệu quả hoặc quá mức, gây tổn thương mô và tái phát nhiễm trùng", ThS. Thu nhấn mạnh.
![]() |
Triệu chứng: Đừng nhầm lẫn với rối loạn tiền mãn kinh!
Khác với phụ nữ trẻ tuổi thường có biểu hiện NTTN rầm rộ như tiểu buốt, tiểu rắt dữ dội, ở phụ nữ tiền mãn kinh, các triệu chứng có thể âm thầm và dễ bị che lấp bởi những rối loạn khác của giai đoạn này. Chị Nguyễn Thị H. (48 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi cứ nghĩ tiểu đêm 3-4 lần là do tuổi tác, đến khi nước tiểu có mùi hôi và đau lưng thì đi khám mới biết thận đã viêm".
Theo ThS. Thu, dấu hiệu cảnh báo sớm nhất thường là cảm giác nóng rát khi tiểu, tiểu són, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, đau tức vùng hạ vị. Khi nhiễm trùng lan đến thận, bệnh nhân có thể sốt cao (38-39°C), ớn lạnh, đau vùng hông lưng, thậm chí buồn nôn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, khiến chị em chủ quan. "Đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ thay đổi nào trong thói quen tiểu tiện, dù là nhỏ nhất", chuyên gia khuyến cáo.
![]() |
Dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của nhiễm trùng tiết niệu thường là cảm giác nóng rát khi tiểu, tiểu són, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, đau tức vùng hạ vị. Khi nhiễm trùng lan đến thận, bệnh nhân có thể sốt cao (38-39°C), ớn lạnh, đau vùng hông lưng, thậm chí buồn nôn. Ảnh minh họa: Internet |
Phòng ngừa: Xây "thành lũy" bảo vệ từ những thói quen nhỏ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh - câu nói này càng đúng với NTTN, nhất là khi phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ tái phát cao. ThS. Thu đưa ra lời khuyên thiết thực:
Giữ vệ sinh đúng cách: "Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh là nguyên tắc vàng", ThS. Thu nhắc nhở. Việc lau ngược chiều vô tình đưa vi khuẩn từ hậu môn đến niệu đạo. Chị em cũng nên tránh thụt rửa âm đạo quá sâu, thay vào đó, chỉ vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc dung dịch pH thấp (4-6).
Uống đủ nước - không chỉ để giải khát: Uống 1,5l - 2 lít nước/ngày giúp "rửa trôi" vi khuẩn khỏi đường tiểu. Một ly nước ấm vào sáng sớm kích thích bàng quang hoạt động, hạn chế ứ đọng nước tiểu - môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Estrogen tại chỗ - "trợ thủ" không thể thiếu: Với phụ nữ có niêm mạc teo nặng, bác sĩ có thể chỉ định estrogen dạng kem hoặc viên đặt âm đạo liều thấp. "Liệu pháp này giúp phục hồi độ dày niêm mạc, cân bằng hệ vi sinh, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ để tránh tác dụng phụ", ThS. Thu lưu ý.
Quan hệ tình dục an toàn: Đi tiểu ngay sau quan hệ giúp đào thải vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo. Sử dụng chất bôi trơn gốc nước nếu cần thiết để tránh tổn thương niêm mạc.
Dinh dưỡng - "vũ khí" từ thiên nhiên: Vitamin C trong cam, bưởi, ổi làm tăng axit hóa nước tiểu, ức chế vi khuẩn. Sữa chua chứa probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và âm đạo. Trà nam việt quất (cranberry) cũng được chứng minh có khả năng ngăn E.coli bám vào thành bàng quang.
![]() |
Uống đủ nước - không chỉ để giải khát: Uống 1,5l - 2 lít nước/ngày giúp "rửa trôi" vi khuẩn khỏi đường tiểu. Một ly nước ấm vào sáng sớm kích thích bàng quang hoạt động, hạn chế ứ đọng nước tiểu - môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Ảnh minh họa: Internet |
Biến chứng: Hậu quả khôn lường từ sự chủ quan
NTTN tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị triệt để. ThS. Thu chia sẻ trường hợp bệnh nhân Ng.T.K (52 tuổi) nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn do tự mua thuốc
Link nội dung: https://doanhnhanvatieudung.com/nhung-dau-hieu-canh-bao-cua-co-the-de-bi-chi-em-bo-qua-nhung-pha-than-nhanh-khung-khiep-a127471.html