Chênh lệch với Nhiều người dân miệt mài xếp hàng mua vàng tại nhiều cửa hàng khi giá vàng tăng cao. Cho tới đầu tháng 4, chênh lệch giá vàng trong nước và giá thế giới tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở biên độ khoảng 3-5 triệu đồng/lượng (tương đương 5%-7%); có thời điểm chỉ còn trên dưới 1 triệu đồng/lượng (tương đương 1%-2%) vào đầu năm. Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận đến ngày 23/4, chênh lệch giá vàng miếng SJC trong nước và thế giới quy đổi ở mức khoảng 14,48 triệu đồng/lượng, tương đương chênh lệch 13,62%. Ngân hàng Nhà nước chỉ ra loạt nguyên nhân khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới doãng rộng trở lại trong tháng 4. Một là, tâm lý kỳ vọng việc giá vàng thế giới tiếp tục tăng trong bối cảnh các chính sách thuế quan của Chính quyền Tổng thống Trump dự kiến tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu; lộ trình chính sách tiền tệ khó lường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed); diễn biến địa chính trị thế giới căng thẳng; các cú sốc giá cả hàng hóa có thể phát sinh khiến nhu cầu mua vàng tăng. Hai là, nguồn cung vàng miếng trên thị trường chưa được tăng thêm từ đầu năm 2025 đến nay, thị trường ngoại hối và thị trường vàng tương đối ổn định nên từ đầu năm 2025 đến nay Ngân hàng Nhà nước không phải can thiệp thị trường. Ngoài các nguyên nhân trên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi. Sẽ sửa Nghị định 24 theo trình tự rút gọn Mặc dù giá vàng trong nước tăng cao, song Ngân hàng Nhà nước khẳng định, những biến động này trước mắt chưa ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng trong nước và quốc tế, phối hợp với các cơ quan hữu quan để tăng cường công tác quản lý và có biện pháp ổn định thị trường vàng theo thẩm quyền. Về thị trường vàng thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nhận định vẫn thực sự ổn định bền vững, vẫn chịu tác động bởi yếu tố tâm lý, kỳ vọng, tiềm ẩn rủi ro tác động đến thị trường tiền tệ, ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, bên cạnh các giải pháp từ phía cơ quan này, để ổn định thị trường vàng một cách bền vững cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Định hướng của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới là sẽ tiếp tục làm tốt công tác truyền thông để kịp thời cung cấp các thông tin về chủ trương, giải pháp, chính sách quản lý thị trường vàng, ổn định tâm lý thị trường. Khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24 theo trình tự, thủ tục rút gọn. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan (Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính…) để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường.
Link nội dung:
https://doanhnhanvatieudung.com/co-hien-tuong-dau-co-thoi-gia-vang-a126906.html