Giới trẻ nói về ngày 30/4: Viết tiếp câu chuyện yêu nước với lòng tự hào sâu sắc

TPO - Nhiều người trẻ cho rằng, hòa bình hôm nay là di sản quý báu mà họ được thừa hưởng và tin rằng câu chuyện hòa bình sẽ không dừng lại ở đó. Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục viết tiếp câu chuyện ấy bằng chính lòng tự hào, bằng tài năng, trách nhiệm, và tình yêu bền bỉ dành cho đất nước.

Giới trẻ nói về ngày 30/4: Viết tiếp câu chuyện yêu nước với lòng tự hào sâu sắc ảnh 1

Em Nguyễn Như Xuân luôn tự hào hai tiếng Việt Nam

Em Nguyễn Như Xuân - học sinh trường PTLC Olympia đang du học lớp 12 tại trung học Marianapolis Preparatory (Mỹ): Làm đại diện của nước nhà tại các quốc gia khác

Em có đọc và quan tâm đến

Em Đức Vinh với việc tìm hiểu lịch sử dịp đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Em Đức Vinh, sinh viên Y khoa năm 5, trường ĐH Y Hà Nội: Viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính lòng tự hào

Em sinh ra trong thời đại hòa bình, không chứng kiến bom đạn hay chia cắt, nhưng em luôn ý thức sâu sắc rằng cuộc sống yên bình hôm nay là kết quả của biết bao hy sinh, mất mát của cha ông ta. Em cảm thấy rất tự hào và biết ơn thế hệ đi trước – những người đã dũng cảm đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. Hòa bình hôm nay là di sản quý báu mà chúng em thừa hưởng. Em tin rằng câu chuyện hòa bình sẽ không dừng lại ở đó.

Ngày mai, chúng em – thế hệ trẻ – sẽ tiếp tục viết tiếp câu chuyện ấy bằng chính lòng tự hào, bằng tài năng, trách nhiệm, và tình yêu bền bỉ dành cho đất nước mình. Với em, điều đó bắt đầu từ việc học tập nghiêm túc, rèn luyện bản thân, và sống có trách nhiệm để trở thành một công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, bền vững và hạnh phúc.

Giới trẻ nói về ngày 30/4: Viết tiếp câu chuyện yêu nước với lòng tự hào sâu sắc ảnh 3

Em Ngô Mai Phương. Ảnh: NVCC

Em Ngô Mai Phương, học sinh lớp 8A1, trường THCS Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội: Biết ơn và tự hào

Ngày 30/4, với em, không chỉ là một cột mốc lịch sử, mà là một ngày thiêng liêng, tràn ngập niềm tự hào và biết ơn. Mỗi khi nhắc đến ngày này, trái tim em thắt lại, nghẹn ngào khi nghĩ về những người lính đã hy sinh tuổi xuân, sự sống của mình để đất nước có được ngày hôm nay. Họ đã chiến đấu quên mình, để đất nước được độc lập, tự do. Cuộc sống bình yên hôm nay được đổi bằng máu và nước mắt, những nỗi đau không gì so sánh được của biết bao người mẹ Việt Nam. Khói lửa đã qua, và giờ đây, bình minh đã đến. Bình minh của thời đại mới đẹp biết bao

Ngày 30/4/1975, khi tiếng súng cuối cùng lắng xuống, không chỉ là chiến thắng quân sự, mà là chiến thắng của lòng kiên cường, của ý chí không bao giờ khuất phục có trong mỗi người dân Việt Nam. Họ cầm súng để chúng ta cầm bút. Họ bước qua bao gian nan, đổ máu để chúng em có thể sống trong một đất nước hòa bình, tự do.

Theo dõi trên mạng xã hội, em chứng kiến những hình ảnh đang diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những bước chân mạnh mẽ, những hàng quân dũng cảm, họ không chỉ đại diện cho sức mạnh của quân đội mà còn là tinh thần bất khuất của dân tộc. Em chứng kiến cả một dòng người cùng hòa giọng hát vang bài hát vì Hòa bình, em tự hỏi: Có phải hòa bình là hai tiếng đẹp nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất thiêng liêng nhất?. Em tự hỏi, “câu chuyện hòa bình” có phải sẽ được viết tiếp bởi chính chúng em?

Ngày 30/4, không chỉ là nhớ về một chiến thắng, mà nhớ về từng người lính đã ngã xuống. Và em trân trọng hơn bao giờ hết những gì mà thế hệ cha anh đã làm cho chúng em? Biết ơn và tự hào đó là cảm xúc của em những ngày này.

Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: NHƯ Ý
Trường học rợp cờ đỏ sao vàng, thầy trò nhảy vui nhộn chào mừng ngày 30/4
Sân trường, lớp học rực rỡ sắc đỏ mừng đại lễ 30/4
Sân trường, lớp học rực rỡ sắc đỏ mừng đại lễ 30/4

Link nội dung: https://doanhnhanvatieudung.com/gioi-tre-noi-ve-ngay-304-viet-tiep-cau-chuyen-yeu-nuoc-voi-long-tu-hao-sau-sac-a126174.html