Chạy "nước rút"
Em Nguyễn Thanh Huyền,
Còn hơn 2 tháng nữa, hơn 1 triệu học sinh sẽ bước vào Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025.
Trọng cho rằng, chương trình GDPT mới như con dao hai lưỡi vì sách giáo khoa mới, phương pháp dạy học mới giúp học sinh tiếp cận kiến thức theo một cách khác hứng thú hơn, có nhiều bài học ứng dụng thực tiễn hơn tuy nhiên cũng khiến học sinh cảm thấy lo lắng, áp lực hơn.
“Lo là vì năm nay là năm đầu tiên thi theo chương trình mới, đề thi sẽ như thế nào, có độ khó ra sao? Em cũng thường xuyên tự đặt câu hỏi với chính mình, liệu hình thức, mức độ ôn tập như vậy đã đáp ứng được hay chưa nên có tâm lý chưa vững vàng”, Trọng nói.
Còn Nguyễn Viết Tùng, học sinh lớp 12 một trường THPT khác ở Hà Nội cũng chia sẻ tâm trạng, càng sát kỳ thi em càng hồi hộp, lo lắng.
“Ngoài đăng ký ôn thi 4 môn tốt nghiệp THPT ở trường do thầy cô giáo dạy miễn phí, em còn học thêm 4 buổi ở trung tâm đồng thời tham gia lớp học trực tuyến, học ôn cùng bạn ở nhà. Không có nhiều thời gian để ngủ, nghỉ ngơi nhưng em vẫn tự nhủ phải cố gắng vì đây là thời điểm cần phải tập trung hết sức mình để đạt kết quả tốt nhất”, Tùng nói.
Năm nay, Tùng đặt mục tiêu vào Học viện Ngoại giao. Ngoài ôn thi tốt nghiệp, em cũng đăng ký dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia để có thêm cơ sở xét tuyển.
Giáo viên hỗ trợ hết sức
Ông Hoàng Đức Thuận, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát (Hà Nội) nói rằng, sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, nhà trường đã phổ biến cho phụ huynh, học sinh nắm các quy định. Sau đó, tổ chức cho học sinh đăng ký ôn tập để xếp lớp theo quy định, mỗi môn không quá 2 tiết/ tuần và không thu phí.
Với kỳ thi năm nay, phụ huynh và học sinh đều không tránh khỏi tâm tư nhưng nhà trường đã động viên thầy cô giáo có trách nhiệm, tâm huyết ôn tập, hỗ trợ trên lớp, chữa bài học sinh để các em có kết quả thi tốt nhất.
![]() |
Học sinh Trường THPT Cao Bá Quát (Hà Nội) "quây" đại diện trường đại học để làm rõ thông tin tuyển sinh năm nay. |
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều điểm mới, trường đã tổ chức chương trình Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, trong đó mời đại diện Bộ GD&ĐT, hàng chục trường đại học đến chia sẻ thông tin thi cử, lựa chọn nghề nghiệp cho phụ huynh và học sinh nắm được.
Về phương pháp học tập, theo ông Thuận, thời điểm này các em cần có tính kỷ luật cá nhân và tập trung cao độ, phân chia giờ học hợp lý đối với từng môn học để đạt hiệu quả cao nhất. Thay vì lo lắng, điều quan trọng là học sinh cần giữ được sự bình tĩnh, tận dụng thời gian “vàng” để ôn tập, giữ vững tâm lý trước kỳ thi.
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh cho rằng, học sinh lớp 12 năm nay mới chỉ có 3 năm thực hiện chương trình GDPT 2018. Trước đó, tiểu học, THCS các em vẫn học theo chương trình GDPT 2006. Các em học chương trình mới cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá với cách học cũ, tư duy cũ nên vẫn còn những hạn chế, khó khăn trước yêu cầu đổi mới của chương trình cũng như đề thi.
Theo ông Bình, các nhà trường, thầy cô giáo đã có kế hoạch dạy học, ôn tập, hỗ trợ cho học sinh từ đầu năm học nhằm đạt kết quả tốt nhất. Với những thay đổi trong thi cử, thầy cô sẽ tiếp tục đồng hành nên các em cần giữ tâm thế bình tĩnh, tự tin, ôn tập một cách chắc chắn kiến thức, tránh tình trạng căng thẳng, lo âu sẽ tác động đến hiệu quả học tập.
Lo lắng có căn cứ
Kết quả
Link nội dung: https://doanhnhanvatieudung.com/hoc-sinh-cang-thang-hoc-them-nha-truong-to-chuc-on-luyen-thi-tot-nghiep-the-nao-a123717.html