Từ trái cây đến các món ăn quen thuộc
Hình ảnh ngày xưa người bà, người mẹ mình ủ trái cây trong thùng gạo để trái cây chín mọng, ngọt mềm từ lâu đã quen thuộc với nhiều người. Bởi, nếu đặt trái cây ở ngoài không gian mở để chín tự nhiên thì sẽ có nhiều nhân tố tác động lên khiến trái cây đôi khi không chín đều, có chỗ chín nẫu nhưng có chỗ vẫn bị sống sượng. Khi ủ trong thùng gạo, trái cây sẽ chín nhanh hơn, mềm ngọt hơn và được bảo quản lâu hơn do không bị các vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến quá trình chín của trái cây.
Còn với những món ăn kèm quen thuộc như kim chi, nếu ăn ngay sau khi muối mà không ủ thì sẽ dễ có vị cay xộc, hăng nồng. Thông thường, nếu được ủ trong thời gian hợp lý, kim chi sẽ đạt được độ "chín", mang lại vị đậm đà, thơm cay hoà quyện, không gắt, không hăng. Có thể nói, kỹ thuật ủ trong thực phẩm cũng như ẩm thực đã góp phần tạo ra những món ăn trứ danh trên thế giới.
Từ châu Âu đến châu Á
Không chỉ dùng trong thực phẩm, ủ còn là một kỹ thuật giúp làm bật lên những hương vị độc đáo, thanh thuần của các loại thức uống, khá khác biệt nếu so với phương pháp pha chế truyền thống vốn đã quen thuộc.
Những năm gần đây, cà phê ủ lạnh hay còn gọi là cold brew coffee – vốn xuất phát từ phương Tây, ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam, một đất nước vốn đã quá nổi tiếng với món cà phê phin pha nóng. Cà phê sẽ được ủ với nước lạnh, đặt trong ngăn mát từ 4 – 24 tiếng, công đoạn này giúp những gì tinh tuý nhất trong cà phê được chiết xuất ra hoàn toàn, để cà phê sau khi hoàn thành sẽ có một mùi thơm dịu thoang thoảng, cùng vị ngọt thanh nhẹ, ít chua và cũng ít đắng hơn do bột cà phê không bị nhiệt nóng tác dụng.
Hay nói về trà, từ xưa vốn luôn được pha chế cùng nước nóng, nay trà khi ủ lạnh cũng đem đến nhiều trải nghiệm mới lạ, với hương vị thanh tao, ngọt ngào và khác biệt. Những tầng hương ẩn giấu trong lá trà sẽ được khai phóng trong quá trình ủ lạnh, giảm vị đắng và giảm caffein, giúp vị ngon của trà đọng lại rất êm dịu, đồng thời trà ủ lạnh cũng bảo quản được lâu hơn mà vẫn giữ nguyên hương vị.
Ủ mát thịt tươi ngon, mềm mọng
Người tiêu dùng Việt thường có thói quen đi chợ sớm để lựa chọn được thịt tươi ngon. Còn ở châu Âu, mọi người có thể chọn các loại thịt tươi, mềm mọng bất cứ thời gian nào trong ngày nhờ vào công nghệ thịt ủ mát.
Thịt khi giết mổ trong môi trường bình thường, sẽ dần mất đi độ mềm mọng tự nhiên do ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài và nhiệt độ cao làm quá trình co cứng cơ diễn ra nhanh chóng, sau quá trình này dù có được bảo quản mát trong tủ lạnh thì độ mềm mọng của thịt cũng không còn giữ được nguyên vẹn.
Hiểu rõ quá trình đó, các chuyên gia ngành thịt từ châu Âu đã áp dụng "công nghệ ủ mát" vào quy trình giết mổ và pha lóc thịt: Thịt được làm mát ngay sau khi mổ để ức chế vi khuẩn xâm nhập; cân bằng mát ở nhiệt độ 0-4 độ C trong khoảng 24 giờ, tạo điều kiện cho các enzyme tự nhiên của thịt được hoạt động giúp mềm từng thớ thịt và thơm ngon hơn (hay còn gọi là quá trình chín sinh hóa); duy trì mát ở nhiệt độ 0- 4 độ C trong suốt quá trình pha lóc, vận chuyển và bảo quản giúp duy trì được độ tươi ngon, mềm mọng và giữ trọn tối đa được hàm lượng dinh dưỡng. Toàn bộ quá trình "ủ mát" này được duy trì ở nhiệt độ 0 – 4 độ C, đảm bảo mỗi phần thịt đều đạt chuẩn tươi ngon mềm mọng.
Thịt ủ mát vô cùng phổ biến ở châu Âu, và cũng đang dần xuất hiện nhiều hơn trong đời sống của người tiêu dùng Việt Nam bởi những lợi ích về độ mềm mọng tươi ngon, lại dễ dàng chọn mua và bảo quản, rất phù hợp với đời sống bận rộn của người dân thành thị. Hiện nay, người tiêu dùng có thể chọn mua thịt ủ mát thương hiệu MEATDeli (thương hiệu của Masan MEATLife) một cách dễ dàng tại các hệ thông siêu thị lớn tại Việt Nam trên cả nước như các cửa hàng WinMart, WinMart+ với nhiều sản phẩm thịt đa dạng.
PV
Link nội dung: https://doanhnhanvatieudung.com/tu-trai-cay-ca-phe-va-den-thit-vi-sao-gioi-am-thuc-lai-ua-chuong-thuc-pham-u-a111122.html