Ông Đinh Hà Duy Linh - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ công nghệ tin học HPT: “Hợp tác giúp công ty công nghệ Việt cùng đi xa và đi nhanh”

Là một trong 5 thành viên đầu tiên của Công ty CP Dịch vụ công nghệ tin học HPT (HPT Vietnam Corporation) ngay từ những ngày thành lập cách đây gần 30 năm, ông Đinh Hà Duy Linh - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HPT tin tưởng mạnh mẽ vào mô hình hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển. Ông chia sẻ với Doanh Nhân Sài Gòn: “Người ta hay nói muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau, nhưng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp Việt ngoài...

Trò chuyện doanh nhân

Ông Đinh Hà Duy Linh - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ công nghệ tin học HPT: “Hợp tác giúp công ty công nghệ Việt cùng đi xa và đi nhanh”

Trâm Bi • 31/12/2024 14:00

Là một trong 5 thành viên đầu tiên của Công ty CP Dịch vụ công nghệ tin học HPT (HPT Vietnam Corporation) ngay từ những ngày thành lập cách đây gần 30 năm, ông Đinh Hà Duy Linh - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HPT tin tưởng mạnh mẽ vào mô hình hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển. Ông chia sẻ với Doanh Nhân Sài Gòn: “Người ta hay nói muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau, nhưng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp Việt ngoài cùng nhau đi xa còn cần phải đi nhanh thì mới kịp với tốc độ phát triển của công nghệ”.

Khi trò chuyện, người tiếp xúc dễ dàng nhận ra Đinh Hà Duy Linh là con người của hành động thực tiễn. Trong văn phòng làm việc của ông ở trụ sở HPT đặt tại Khu công nghệ cao TP.HCM treo bức ảnh người leo núi kèm theo dòng chữ “Dreams don’t work unless you do” (tạm dịch: “Ước mơ sẽ mãi là mơ ước nếu ta không hành động”) nổi bật trên góc tường bên phải.

Nhiều thập niên làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công nghệ tin học theo mô hình kinh doanh B2B (Business-to-Business - doanh nghiệp với doanh nghiệp) cho thị trường Việt Nam và từng bước tiến ra thế giới, ông Duy Linh đánh giá mô hình hợp tác để chính là cách để doanh nghiệp Việt cùng phát triển bền vững và giúp nhau tiến nhanh hơn.

2.jpg

* Được biết, năm 2025 là cột mốc đánh dấu HPT tròn 30 tuổi. Nhìn lại hành trình gắn bó với Công ty ngay từ những ngày đầu, từ vị trí nhân viên kỹ thuật đến vai trò quản lý rồi trở thành Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc như hiện nay, điều ông nhớ nhất về chặng đường ấy là gì?

- Điều tôi thấy đáng nhớ đầu tiên là Lễ ký kết hợp tác đối tác

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, khi phụ thuộc vào sản phẩm của các hãng lớn, doanh nghiệp phải chuẩn bị tinh thần đối diện với thực tế khắc nghiệt. Đầu tiên là sự thiếu chủ động. Hãng lớn thường chi phối thị trường. Họ chủ động đặt ra những nguyên tắc hợp tác mà dân kinh doanh gọi là “luật chơi”. Và sự thiếu chủ động đôi khi gây ra rủi ro cho doanh nghiệp. Một ví dụ đơn giản là thời gian giao hàng. Khi mình ký hợp đồng với khách hàng thì luôn phải có thời gian giao hàng cụ thể, dù là một tháng, hai tháng hay ba tháng. Nhưng khi mình mua hàng của hãng lớn, người ta chỉ “dự kiến thời gian giao hàng”. Vì thế có những đơn hàng chúng tôi phải đợi cả năm trời. Thứ hai là vấn đề tài chính. Hãng lớn không cần biết mình khó khăn hay thuận lợi trong vấn đề tài chính, cứ đến đúng ngày là phải trả tiền, có khi còn phải trả tiền trước thời hạn. Tôi nhớ nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Việt rất khó khăn, điển hình nhất là ngành du lịch, nhưng họ vẫn phải duy trì hoạt động, vẫn phải sử dụng phần mềm. Chúng tôi muốn hỗ trợ đối tác nên đã giải trình với một hãng lớn về tình hình khó khăn để xin giãn công nợ, nhưng họ phản hồi đại ý, khách hàng mua hàng của mình gặp khó khăn là chuyện của mình, mình phải tự giải quyết, còn mình mua hàng của hãng thì đúng ngày phải trả tiền. Có những “luật chơi” khắc nghiệt như thế đấy!

3.jpg

* Vậy có giải pháp nào để hạn chế được những rủi ro ấy khi hợp tác làm ăn với những hãng lớn, thưa ông?

- Với rủi ro đầu tiên, giải pháp không gì khác chính là sự linh hoạt. Còn với rủi ro thứ hai, doanh nghiệp trong nước cần phải cùng hợp tác để chủ động công nghệ. Hợp tác với hãng lớn nước ngoài mang nặng tính thương mại. Mình vẫn cần học hỏi công nghệ của họ, nghiên cứu về sản phẩm mới của họ, nhưng bước tiến triển cao hơn tính thương mại chính là xây dựng sản phẩm của chính mình, dựa trên nền tảng (platform) của hãng khác.

Kinh nghiệm cho thấy hợp tác với các hãng nước ngoài và dựa trên platform của họ để xây dựng sản phẩm cho mình cũng không hề dễ dàng. Do đó, đến hết năm 2023, qua quá trình đánh giá, chúng tôi nhận thấy tiềm năng lớn khi hợp tác với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những công ty công nghệ có thâm niên. Họ có nhu cầu phát triển kinh doanh, phát triển thị trường. HPT có nhu cầu tìm kiếm đối tác, cùng nhau chủ động công nghệ để tạo ra sản phẩm.

Thế là vào tháng 4/2024, chúng tôi quyết định thành lập một đơn vị chuyên hợp tác với công ty công nghệ Việt Nam, gọi là “Trung tâm Giải pháp và Công nghệ Việt”. Đây là đơn vị kinh doanh thứ 5 của HPT. Đến nay, Trung tâm Giải pháp và Công nghệ Việt của HPT đã hợp tác với 6 doanh nghiệp Việt.

Giờ nghĩ lại, tôi thấy ngoài yếu tố năng lực còn có thứ được gọi là “cái duyên” hay sự may mắn. Nếu không có cơ duyên đó, không chắc giờ đây HPT phát triển theo hướng nào hoặc có thể tồn tại hay không.

Ông Đinh Hà Duy Linh - Phó chủ tịch HĐQT
kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ công nghệ tin học HPT

* Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của các doanh nghiệp khởi nghiệp mà HPT đang hợp tác?

- Dù hiệu quả kinh tế chưa nhiều, nhưng chúng tôi cho rằng đây là bước đi đúng thời điểm. Hiện tại, lĩnh vực công nghệ Việt Namđã chín muồi. Càng hợp tác với nhiều bên, chúng tôi càng thấy thú vị. Hơn nữa, cùng là người Việt, cùng văn hoá, cùng ngôn ngữ, cùng khát vọng thì rất thoải mái chia sẻ với nhau.

Có một đối tác khởi nghiệp chuyên cung cấp giải pháp, tạm gọi là truyền thông đa kênh, ứng dụng được trong rất nhiều lĩnh vực, như quản lý chuỗi bán lẻ màn hình, quản trị hệ thống phân tích hình ảnh từ camera… Điểm mạnh ấy giúp họ làm chủ từ phần cứng đến phần mềm. Hay một công ty khác cung cấp công nghệ số hóa không gian vật lý thành mô hình 3D. Thế mạnh của giải pháp này là sở hữu bằng phát minh công nghệ.

* Vì sao HPT lại quyết tâm trong việc kêu gọi hợp tác giữa các công ty công nghệ Việt Nam?

- Tôi hay chia sẻ với một số doanh nhân khởi nghiệp rằng, hãy nhìn vào các công ty công nghệ lớn trên thế giới, như Microsoft, IBM, Oracle… Vì sao họ chỉ tập trung bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng nhưng vẫn duy trì mô hình đối tác. Chắc chắn là mô hình đối tác giúp họ phát triển kinh doanh. Thay vì nuôi một bộ máy kinh doanh trực tiếp, di chuyển từ nước này sang nước khác, từ thị trường này sang thị trường nọ, mô hình đối tác giúp tạo ra hệ sinh thái bán hàng mà không phải trả lương. Trong gần 30 năm qua, tôi chưa thấy một đối tác nào của HPT từ bỏ làm đối tác, dù có thể vẫn duy trì song song bán trực tiếp và bán thông qua đối tác. Do đó, tôi hay nói với các bạn trẻ là nhà sáng lập các công ty công nghệ Việt Nam nếu quyết định đi theo mô hình hợp tác thì phải rất kiên định.

Một trong những cách để tiến ra thị trường quốc tế là phải có sản phẩm công nghệ của Việt Nam. Chả lẽ giờ đi ra nước ngoài, chúng ta lại chỉ bán sản phẩm của HP, Microsoft, IBM. Họ cũng có đối tác của họ ở các thị trường. Nếu chỉ bán dịch vụ thì giá trị của mình khi đó gần như bằng 0. Phải có sản phẩm công nghệ thì mới phát triển ở thị trường quốc tế được.

hpt-vinh-du-don-nhan-bang-khen-cua-ubnd-tphcm.jpgHPT vinh dự đón nhận bằng khen của UBND TPHCM và chứng nhận Sản phẩm, Dịch vụ tiêu biểu

* Ông có thể chia sẻ những đặc thù mà ông quan sát được ở một công ty công nghệ hoạt động với hình thức hợp tác B2B?

- Đó chính là yếu tố con người. Bản chất của công ty công nghệ là phụ thuộc nhân sự. Nếu làm nhà máy sản xuất hàng hóa thông thường, doanh nghiệp chỉ cần thiết kế sản phẩm và trang bị dây chuyền tốt. Ngược lại, một công ty dịch vụ công nghệ như HPT phụ thuộc thuần tuý vào con người. Thêm nữa, lúc HPT mới thành lập chỉ phải cạnh tranh với vài doanh nghiệp, giờ đây thị trường Việt Nam ước tính có khoảng 70.000 doanh nghiệp công nghệ số, công nghiệp công nghệ thông tin. Để tồn tại được trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, HPT không có bí quyết gì cao siêu, ngoài việc tập trung vào việc hiểu khách hàng. Dù qua nhiều giai đoạn khó khăn, chúng tôi vẫn kiên định không tập trung nhiều vào thương mại mà vào “sinh mạng” chính mình. Đó là trả lời câu hỏi “Mình giúp ích hay hỗ trợ cho khách hàng giải quyết được vấn đề cụ thể nào?”.

Công nghệ mới thì lúc nào cũng hay, nhưng cái khó là ứng dụng để mang lại hiệu quả thiết thực. Sogan của chúng tôi rất đơn giản: “Lấy công nghệ làm nền tảng, lấy khách hàng làm định hướng”. Là công ty dịch vụ công nghệ, công nghệ dĩ nhiên là nền tảng, nhưng lựa chọn công nghệ nào hay dịch vụ gì, giải pháp gì, không có con đường nào khác ngoài việc phải hiểu khách hàng.

Rồi mô hình kinh doanh B2B, như đã nói, cũng phải phụ thuộc nhất định vào yếu tố con người. Mình có được niềm tin của khách hàng hay không. Nhân viên của mình có giữ được cam kết với khách hàng hay không. Với mô hình B2C (Business-to-Consumer” - từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng), doanh nghiệp chỉ cần chiều lòng một người là đã có một đơn hàng. Làm hài lòng một người như vậy đã khó, với mô hình B2B, doanh nghiệp phải làm hài lòng rất nhiều người, vì có các bên liên quan. Trong một cuốn sách tôi vừa đọc có cách ví von rất hay, gọi B2B là mô hình theo kiểu… dây giày. Nghĩa là có nhiều nhánh đan xen, mình phải chọn cách xỏ, cách buộc sao cho hài hoà nhất.

vhv06118.jpg

* Công nghệ là một trong những lĩnh vực đổi mới liên tục. Và một trong những từ khoá mới mẻ và được nhắc đến nhiều nhất gần đây là “trí tuệ nhân tạo” (AI). Ông nhìn nhận thế nào về việc ứng dụng AI vào hoạt động của doanh nghiệp?

- HPT bắt đầu nghiên cứu cáchứng dụng AI dành cho doanh nghiệp. Nhưng AI không phải là một phần mềm được đóng gói sẵn giống như Microsoft Office, chỉ việc mua về rồi dùng ngay. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực công nghệ hay hỏi tôi “có AI nào hay thì giới thiệu” cho họ dùng. Nhiều, và nhiều lắm. Quan trọng là nếu doanh nghiệp muốn ứng dụng AI thì cần phải xác định được mình muốn gì.

Nói cho dễ hình dung, bản chất AI giống như một đứa trẻ rất thông minh. Nhưng muốn dạy đứa trẻ ấy điều gì thì phải có sách. Chẳng hạn, nếu muốn dạy môn văn, mình phải cho đứa trẻ đó đọc sách văn. Sau này mình hỏi về kiến thức môn văn, đứa trẻ mới trả lời được. Tương tự, muốn đứa trẻ giỏi toán thì phải cho đọc sách toán. Mỗi doanh nghiệp có nhu cầu và loại dữ liệu riêng. Đó là lý do chủ doanh nghiệp cần biết mình muốn gì trước rồi sau đó mới “dạy” cho AI. Quan trọng hơn, muốn “dạy” AI, doanh nghiệp phải “nuôi cơm” nó, mà chi phí để vận hành AI mượt mà không hề rẻ. Vì thực tế là doanh nghiệp phải tiêu tốn hạ tầng phần cứng thì AI mới chạy nhanh và chạy chính xác. Cho nên, doanh nghiệp phải tính toán đến hiệu quả và chi phí trước khi quyết định dùng AI. AI không phải là chiếc đũa thần để giải quyết được mọi thứ.

4.jpg

* Nếu AI không phải đũa thần thì theo ông, vì sao bắt đầu từ năm 2022 -2023 đến nay, AI lại được mọi người nhắc đến nhiều như vậy?

- Chúng tôi hay gọi năm 2022-2023 là giai đoạn AI được “bình dân hóa”. Trước đây, người ta nghĩ AI là cái gì đó rất cao siêu. Rồi kể từ khi ChatGPT ra đời, nó đã trở thành công cụ phổ biến mà ai cũng có thể dùng. Tuy nhiên đó chỉ là những ứng dụng mang tính phổ thông, chẳng hạn như dịch thuật, tóm tắt bài viết, lên dàn ý cho một nội dung nào đó… Nhờ có AI mà bớt vất vả hơn.

HPT vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng AI cho chính doanh nghiệp mình. Mục đích là để đánh giá hiệu quả trước khi triển khai cho đối tác. Chúng tôi cũng giống như các doanh nghiệp khác, sẽ cần rất nhiều phần mềm ứng dụng, phổ biến nhất là kế toán, sau đó lên ERP (Enterprise Resource Planning - phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), rồi phần mềm quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý hợp đồng, quản lý công việc… Theo cách truyền thống, mỗi phần mềm có hệ thống báo cáo riêng cho lãnh đạo về tình hình nhân sự, tình hình khách hàng, tình hình hợp đồng… Giờ đây có thể nghĩ đến phương án làm sao tích hợp được hệ thống dữ liệu đó lại thành một hệ thống báo cáo chung. Đơn cử như dùng AI như một dạng chatbot để đặt câu hỏi để có được câu trả lời. Lúc ấy, thông tin nguồn là thông tin từ chính doanh nghiệp chứ không phải từ internet. Nghe có vẻ đơn giản, vì công nghệ hoàn toàn có thể giải quyết được, nhưng khi bắt tay vào làm thực tế thì mới biết không hề đơn giản, vẫn còn phải tinh chỉnh rất nhiều. Tôi nghĩ cần phải tốn thêm nhiều thời gian nữa để hoàn thiện các giải pháp. Một lần nữa, AI không phải là chiếc đũa thần!

* Cảm ơn ông về những chia sẻ thú vị!

Mỗi doanh nghiệp có nhu cầu và loại dữ liệu riêng. Đó là lý do chủ doanh nghiệp cần biết mình muốn gì trước rồi sau đó mới “dạy” cho AI. Quan trọng hơn, muốn “dạy” AI, doanh nghiệp phải “nuôi cơm” nó, mà chi phí để vận hành AI mượt mà không hề rẻ.

Link nội dung: https://doanhnhanvatieudung.com/ong-dinh-ha-duy-linh-pho-chu-tich-hdqt-kiem-tong-giam-doc-cong-ty-cp-dich-vu-cong-nghe-tin-hoc-hpt-hop-tac-giup-cong-ty-cong-nghe-viet-cung-di-xa-va-di-nhanh-a111020.html