Chia sẻ tại hội nghị Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm đào tạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết: Hội nghị đổi mới và sáng tạo ngành ngân hàng Việt Nam 2024 tổ chức nhằm cập nhật, chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu các giải pháp, công nghệ tiên tiến như: điện toán đám mây, kiến trúc microservices, trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain hỗ trợ các ngân hàng hiện đại hóa hạ tầng lõi, nâng cao tính linh hoạt, phát triển khả năng bảo mật và hỗ trợ công tác phòng chống gian lận, lừa đảo trong hoạt động tài chính ngân hàng.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm đào tạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị
Theo TS. Cấn Văn Lực Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV & Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia chia sẻ: Kinh tế thế giới 2024-2025 giảm nhẹ đà tăng trưởng (+3,2% từ mức 3,3% năm 2023 và 3,5% giai đoạn 2011-2019); lạm phát (CPI) giảm (còn 6,7% năm 2023, 5,8% năm 2024 và 4,3% năm 2025); thương mại toàn cầu tăng 0,8% năm 2023, 3,1% năm 2024 và 3,4% năm 2025-2026 (theo IMF). Lãi suất giảm; đầu tư (nhất là đầu tư công) toàn cầu cho CSHT và chuyển đổi xanh, công nghệ số (AI, bán dẫn...) tăng; đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách trong nước...
Tuy nhiên còn nhiều rủi ro, thách thức như : Xung đột địa chính trị phức tạp (xung đột Biển Đỏ, Trung Đông...); gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng; kết quả bầu cử ở nhiều nước, nhất là Mỹ (với sự trở lại của Tổng thống D. Trump); Lạm phát và lãi suất dù giảm nhưng còn cao; rủi ro nợ công và nợ tư vẫn cao; Đà phục hồi chậm lại ở 1 số nước (Nhật Bản, Anh và Trung Quốc...), kéo theo tăng trưởng toàn cầu năm 2024-2025 giảm nhẹ so với năm 2023, sẽ phục hồi dần trong năm 2026; Rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực vẫn hiện hữu; biến đổi khí hậu bất thường.
Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có động lực tăng trưởng phục hồi khá, dù không đồng đều. Cầu tiêu dùng phục hồi cả trong và ngoài nước, xuất khẩu tăng mạnh; Đầu tư tư nhân phục hồi, FDI tăng khá; quy hoạch, đầu tư công được thúc đẩy; dịch vụ (nhất là du lịch, lưu trú, ăn uống, logistics, TC-NH...) tăng khá; Nền tảng vĩ mô và quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên; rủi ro tài khóa (thâm hụt NS, nợ công, nợ nước ngoài...) ở mức trung bình, dư địa chính sách tài khóa vẫn còn; Lạm phát tăng trong tầm kiểm soát; lãi suất giảm, tỷ giá ổn định dần; nợ xấu tăng trong tầm kiểm soát; thị trường chứng khoán tăng khá và BĐS dần phục hồi; Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng...tiếp tục đẩy mạnh thúc đẩy chuyển đổi số, kinh doanh tuần hoàn, BĐS xanh...; Hội nhập quốc tế được đẩy mạnh (nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, Nhật Bản, Úc...), thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư, du lịch...; Đột phát về thể chế, cách mạng về tổ chức – bộ máy (triển khai các Luật đất đai, nhà ở, Kinh doanh BĐS, Luật TCTD sửa đổi, 1 luật sửa 4 luật và 7 luật; 3 NQ của QH vừa qua....); cơ cấu lại nền kinh tế được đẩy mạnh hoạt động DN trở nên thuận lợi, lành mạnh, bền vững hơn.
TS. Cấn Văn Lực Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV & Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia Chia sẻ tại “Vietnam Banking Innovation Summit – VBIS 2024”
Tình hình hoạt động ngành ngân hàng năm 2024 và dự báo 2025 có nhiều điểm sáng
Quy mô và tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng cơ bản tích cực hơn năm 2023; Tín dụng tăng trưởng tích cực, hết tháng 11 đạt 11%, cả năm 2024 ước tăng 14-15%. Lãi suất được duy trì ở mức thấp (dù lãi suất huy động tăng) năm 2024 và dự kiến sẽ tiếp tục mức lãi suất này trong năm 2025; Chuyển đổi số và ngân hàng xanh phát triển tích cực; Nợ xấu tăng (một phần là do bão Yagi). Nếu loại trừ nợ xấu của 5 NHTM thuộc diện kiểm soát đặc biệt thì tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát; Rủi ro an ninh mạng, an toàn thông tin – dữ liệu gia tăng; Năm 2025: kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng được dự báo sẽ tích cực hơn do triển vọng tăng trưởng kinh tế tốt, thị trường BĐS phục hồi, nợ xấu được kiểm soát.
Môi trường chính sách thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng
Dân số trẻ và am hiểu về công nghệ; Hành lang pháp lý dần hoàn thiện; Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện: Việt Nam xếp thứ 42 trên thế giới về tốc độ mạng di dộng và thứ 32 về tốc độ internet (theo Okla, 8/2024)). Mạng 5G đang được triển khai trên toàn quốc; Các công nghệ mới được ứng dụng để cung cấp dịch vụ số; Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi người dùng, đẩy mạnh việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ số (bao gồm ngân hang số); Thương mại điện tử bùng nổ; Hệ sinh thái ngân hàng mở, fintech ngày càng hoàn thiện.
Khung pháp lý cho ngân hàng số tại Việt Nam
• Nghị định 52 (2013) về thương mại điện tử; Nghị định 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số;
• Luật an ninh mạng 2018;
• Nghị quyết 52 (2019) Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0;
• Quyết định 645 (2020) phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia 2021 – 2025;
• Quyết định 749/QĐ-TTg (6/2020) Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030“;
• Thông tư 16/2020/TT-NHNN cho phép sử dụng e-KYC để mở tài khoản thanh toán;
• Quyết định 810/2021 (NHNN) phê duyệt “kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến 2030”;
• Quyết định 1813/QĐ-TTg (2021) phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 2021 – 2025;
• Quyết định 316/2021 thử nghiệm dịch vụ mobile money và đang dự thảo Nghị định về triển khai chính thức;
• Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (ban hành tháng 10/2021);
• Thông tư 06/2023/TT-NHNN cho phép các TCTD cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến;
• Luật giao dịch điện tử (2023)
• Luật các TCTD (2024) cho phép cho vay trực tuyến và ban hành cơ chế Sandbox cho Fintech trong lĩnh vực ngân hàng;
• Luật dữ liệu (2024) có hiệu lực từ 1/7/2025;
• Dự thảo Nghị định về cơ chế sandbox cho fintech trong lĩnh vực ngân hàng.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức như: Rủi ro bên ngoài: (nhất là địa chính trị, bảo hộ thương mại, biến đổi khí hậu...); Kinh tế thế giới (1 số đối tác chính như TQ, Nhật, Mỹ...) tăng trưởng chậm lại XK, đầu tư và du lịch bị ảnh hưởng; tăng trưởng đầu tư tư nhân và tiêu dùng còn thấp; Giải ngân đầu tư công còn chậm, không đồng đều; Doanh nghiệp còn 4 khó khăn chính (pháp lý; chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững; thiếu lao động, năng suất thấp; yêu cầu số hóa và xanh hóa ngày càng cao); Cơ cấu lại DNNN và các TCTD yếu kém gặp nhiều thách thức; tỷ giá, nợ xấu gia tăng (trong tầm kiểm soát); Rủi ro thị trường trái phiếu DN vẫn còn và thị trường BĐS phục hồi chậm và giá cao; Hướng dẫn các luật mới và xây dựng thể chế cho các lĩnh vực mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...) còn chậm; cách mạng về tổ chức – bộ máy có những khó khăn nhất định.
Một số giải pháp đối với Quốc Hội, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước:
Hoàn thiện khung pháp lý; chuyển đổi phương thức quản lý công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng theo hướng chủ động, kiến tạo song vẫn kiểm soát được rủi ro; Sớm ban hành Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech (Sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng; nhân rộng mô hình tương tự cho Fintech trong lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm; Tổ chức thực hiện thành công các định hướng, chiến lược, luật về chuyển đổi số và dữ liệu đã ban hành; Nâng cấp cơ sở hạ tầng về viễn thông, mạng internet, kết nối 5G; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và DN; ban hành cơ chế, chính sách cho phép tiếp cận, chia sẻ, khai thác dữ liệu này; Nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, kiểm soát rủi ro an ninh mạng, an toàn thông tin, dữ liệu; tăng cường đầu tư cho giáo dục tài chính...v.v.
Đối với các định chế tài chính, Hiệp hội và trường đại học, viện nghiên cứu:
Cập nhật, điều chỉnh Chiến lược chuyển đổi số phù hợp; Nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT (gồm cả dự phòng), thông tin - dữ liệu; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT; có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và giữ chân nhân sự về CNTT và chuyển đổi số; Chủ động kết nối với các đối tác, khách hàng lớn tạo lập và dẫn dắt hệ sinh thái trên nền tảng mở (Open finance, Open Banking...);Tăng năng lực quản trị rủi ro CNTT, an ninh mạng, an toàn thông tin, dữ liệu; Tăng cường kết nối, hợp tác giữa ĐCTC, viện nghiên cứu và trường đại học để cùng phát triển và khai thác hệ sinh thái.
Phiên thảo luận Xu hướng và cơ hội ngân hàng ASEAN do bà Phạm thị Thu Hằng điều phối viên; với sự tham gia của các diễn giả như: ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, ông Frankie Wai – Giám đốc giải pháp Kinh doanh Temenos AG, bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc ngân hàng số, PvcomBank.
Phiên thảo luận Xu hướng và cơ hội ngân hàng ASEAN
Ông Frankie Wai cho biết: CĐS là một chiều hướng mạnh, làn sóng trên toàn cầu, khu vực Thái Bình Dương đã làm trong 08 năm nay, CĐS đưa vào tài chính, đưa vào lối sống trong lĩnh vực ngân hàng sẽ là một sự trải nghiệm của ngân hàng, nó giúp VN tăng trưởng lành mạnh. Tôi là khách hàng của ngân hàng, trong thời gian dịch, tôi đã trải nghiệm ngân hàng số, với 05 tài khoản để xem nó thế nào? Công nghê AI, chúng ta làm sao để ứng dụng được, để tìm hiểu nhân cách của con người thông qua con người bằng AI, không dùng đám mây, để chia sẻ và thanh toán giữa các quốc gia là rất tốt.
Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc ngân hàng số, PvcomBank.
Bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ: PvcomBank đầu tư rất nhiều dự án trách nhiệm với khách hàng, cho 40 nhân viên trải nghiệm, với phương thức chuyển tiền khác lạ như hiện nay và qua 03 lớp đầu tư mới, đón đầu đến năm 2030 kỹ thuật số VN chiếm hơn 20 tỷ USD, với sự đầu tư đảm bảo đồng bộ, nắm bắt cơ hội dẫn đắt khách hàng. Nhưng; để có được sự thành công này, PvcomBank cũng phải trả giá thất bại cho một dự án đầu tư trong 03 năm. Khi bắt đầu thống kê lại cho 100 tín dụng thì có quá nhiều sự chồng chéo, mua 01 gói giải pháp nhưng không triển khai được, do hệ thống cũ, không thể kéo dự án hiểu một cách tự động. Các hệ thống phải thích hợp với nhau và do không thống nhất về nhân sự nên chúng tôi đóng dự án này sau 03 năm triển khai. Hệ thống có quá nhiều giấy tờ, nếu như chúng ta mua nền tẳng đồng hoá trên một Froms.
Ông Cấn Văn Lực nhận xét: ngân hàng số, thực ra ở Thái Lan, Singapore, Trung Quốc rất thịnh hành, với PvcomBank thất bại sau 03 làm lại thành công ở dự án khác là do chủ chốt của ngân hàng phải quyết liệt mới thành công, cái khó khăn là sự thuyết phục ở các bên liên quan.
Trong khuôn khổ hội nghị còn có sự tham gia trình bày tham luận của các diễn giả:
Ông Kyle Rosen, Trưởng Bộ phận Sản phẩm, Thunes trình bày tham luận Hiện đại hóa thanh toán trong kỷ nguyên AI;
Ông Michael Arenata, Dịch vụ Tài chính AWS - Ngân hàng ASEAN, Amazon Web Services trình bày Dự báo về làn sóng đổi mới ngân hàng Việt Nam;
Ông Zannettos Zannettou, Quản lý BSG - Công nghệ, Temenos AG trình bày Chuyển đổi hệ thống lõi trên nền tảng đám mây;
Chiến lược Cloud-First của VIB - Hiện đại hóa ngân hàng lõi cho kỷ nguyên số do Ông Vũ Trần, Trưởng bộ phận Dịch vụ Tài chính tại Việt Nam và Đông Dương, Amazon Web Services điều phối cùng Diễn giả: Ông Trần Nhất Minh, Phó Tổng Giám đốc & Giám đốc Ngân hàng Số, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam - VIB;
PGS.TS Ngô Xuân Bách, Phó Giám đốc khối Sản phẩm AI, FPT Smart Cloud trình bày Cách mạng hóa ngân hàng với Trí tuệ nhân tạo Generative.
Hải An