Trung Quốc cấm xuất khẩu loạt ‘hàng hiếm’ của thế giới sang Mỹ, láng giềng Việt Nam đang nắm sản lượng bỏ xa cả thế giới

Trung Quốc đã có động thái mới trước những can thiệp trong ngành công nghệ đến từ Mỹ.

Trung Quốc cấm xuất khẩu loạt ‘hàng hiếm’ của thế giới sang Mỹ, láng giềng Việt Nam đang nắm sản lượng bỏ xa cả thế giới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vào ngày 3/13, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết quốc gia này sẽ cấm xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng (là hàng hóa và công nghệ có thể được sử dụng theo cách dân sự và quân sự) liên quan đến gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng sang Mỹ ngay lập tức.

Bộ cho biết: "Về nguyên tắc, việc xuất khẩu gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng sang Mỹ sẽ không được phép".

Chỉ thị của Bộ nêu rõ việc bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, cũng yêu cầu xem xét chặt chẽ hơn mục đích sử dụng cuối cùng đối với các mặt hàng lưỡng dụng graphit được vận chuyển đến Mỹ.

Các biện pháp hạn chế này nằm trong kế hoạch tăng cường kiểm soát về xuất khẩu các khoáng sản quan trọng mà Bắc Kinh đã công bố vào đầu năm ngoái và được áp dụng đặc biệt đối với Mỹ trong bố cảnh căng thẳng thương mại leo thang.

Thông báo của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ đã tiến hành động thái can thiệp thứ ba trong ba năm đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu sang 140 công ty, bao gồm cả nhà sản xuất thiết bị chip Naura Technology Group.

Trung Quốc gần như nắm thế độc quyền về sản xuất germanium và gallium. Trong năm 2022, nước này chiếm 98% sản lượng gallium và 68% sản lượng germanium tinh chế toàn cầu - theo dữ liệu của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS).

Gallium là một kim loại màu bạc, mềm và dễ cắt bằng dao. Nguyên tố hiếm này thường được sử dụng để tạo ra các hợp chất dùng để làm chip tần số radio cho điện thoại di động và liên lạc vệ tinh. Germanium là một á kim rắn, giòn, màu trắng xám, dùng để sản xuất cáp quang truyền ánh sáng và dữ liệu điện tử.

Cả hai nguyên tố hiếm này đều không được tìm thấy ở dạng tự nhiên, mà thay vào đó thường là sản phẩm phụ của việc khai khoáng các kim loại thường, chủ yếu là nhôm, kẽm và đồng. Việc chế biến hai nguyên tố hiếm này có thể rất tốn kém, khó về kỹ thuật, tiêu tốn nhiều năng lượng, và gây ô nhiễm môi trường, theo đại diện ING Group.

Từ năm 2005 đến 2015, sản lượng gallium có độ tinh khiết thấp của Trung Quốc tăng bùng nổ từ 22 triệu tấn lên 444 triệu tấn - theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington. Các nhà phân tích của CSIS cho rằng vị thế dẫn đầu của Trung Quốc trong ngành công nghiệp nhôm cho phép nước này chiếm một tỷ trọng áp đảo trong sản xuất gallium toàn cầu.

Antimon (Sb) là kim loại màu quan trọng, antimon nguyên chất có tính chất đặc biệt cứng và giòn. Nó hầu như chỉ được sử dụng dưới dạng hợp kim mà không được sử dụng ở dạng kim loại. Antimon được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như sản xuất vòng bi, trục máy, phụ tùng ôtô.
Đặc biệt, antimon được sử dụng nhiều trong sản xuất các sườn cực ắc-quy, chiếm từ 10 đến 12% khối lượng của các sườn điện cực. Đáng chú ý trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu lượng antimon trị giá 34,3 triệu USD, trở thành nhà xuất khẩu antimon thứ 2 thế giới.

Theo Reuters

Link nội dung: https://doanhnhanvatieudung.com/trung-quoc-cam-xuat-khau-loat-hang-hiem-cua-the-gioi-sang-my-lang-gieng-viet-nam-dang-nam-san-luong-bo-xa-ca-the-gioi-a105656.html