Hiểu đúng về mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng và bên sản xuất

SKĐS - Cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA) quy định tổ chức, cá nhân dùng điện sản xuất từ cấp điện áp 22 kV, tiêu thụ bình quân hằng tháng từ 500.000 kWh mới được tham gia chứ không phải tất cả khách hàng có nhu cầu.

Chuyên gia đề xuất lắp đồng hồ 2 chiều để mua bán điện mặt trời

SKĐS - Với cơ chế thông thoáng, không chỉ mua điện trực tiếp từ các dự án điện mặt trời lớn, việc chia sẻ nguồn qua đấu nối công tơ điện 2 chiều của các hộ trong khu phố, trong tòa nhà, trong khu công nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng thiếu điện.

Có thể mua điện sạch không qua EVN?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn. Theo Nghị định số 80, mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 2 hình thức: Mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng và mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia.

Cụ thể, mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua đường dây kết nối riêng giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn. Giá bán điện do hai bên thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này).

Hiểu đúng về mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng và bên sản xuất- Ảnh 2.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp chính thức được vận hành.

Đối với hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, nghị định nêu rõ đây là hoạt động mua bán điện thông qua hợp đồng kỳ hạn giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại chương III nghị định này.

Một số người tiêu dùng hiểu rằng với quy định này, mình sẽ được quyền lựa chọn mua điện trực tiếp với bất kỳ nhà cung cấp điện năng lượng tái tạo nào. Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình lưu ý, cơ chế bán điện trực tiếp (DPPA) là đơn vị sản xuất điện được bán trực tiếp cho người dùng, nhưng đây phải là những "khách hàng lớn" có mức tiêu dùng điện là 500.000 kWh/tháng chứ không phải người dùng nhỏ lẻ. Tức khách hàng ở đây là các doanh nghiệp sản xuất lớn, khu công nghiệp, nhà máy....

Ngưỡng 500.000 kWh, 1 triệu kWh và 200 kWh đã được Bộ Công Thương đưa vào tính toán và thấy ngưỡng 500.000 kWh/tháng là phù hợp với năng lực cung cấp điện năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời hiện nay. Hiện tại số khách hàng này là 3.021 hộ, chiếm 30,2% tổng tiêu thụ điện của 5 tổng công ty phân phối điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (PCs). Có 1.492 khách hàng, chiếm 25,7% tổng điện năng của 5 PCs tiêu thụ từ 1 triệu kWh/tháng trở lên. Có 7.723 khách hàng, chiếm 36,5% tổng điện năng của 5 PCs tiêu thụ 200.000 kWh/tháng.

Chi phí truyền tải của Việt Nam hiện tại thấp so với các nước có hệ thống tương đương, do đó, ông Đào Nhật Đình cho rằng, cơ chế DPPA có thể vẫn giúp nhà đầu tư và người mua điện trực tiếp mua được điện giá tốt hơn là mua qua EVN.

"Hiện Việt Nam chưa áp dụng giá điện 2 thành phần, nên việc chuẩn bị và duy trì sẵn sàng công suất cung cấp cho trung tâm dữ liệu có DPPA với một số nhà máy năng lượng tái tạo có thể sẽ tăng chi phí lớn. Thế nên trong thỏa thuận bán dịch vụ, có thể cộng thêm phí công suất, lúc đó giá bán điện trực tiếp có thể cao hơn giá hiện tại", ông Đình nói.

Giá điện DPPA được tính như thế nào?

Theo TS Nguyễn Hùng Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dầu khí Việt Nam, trong cơ chế DPPA, các bên sản xuất điện từ năng lượng tái tạo có thể ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng lớn để mua bán trực tiếp. Một điểm lưu ý là với cơ chế này, điện sẽ được truyền tải qua đường dây riêng hoặc lưới điện quốc gia.

Theo đó, khi ký các hợp đồng mua bán điện không phải chịu áp lực về sản lượng mà các bên mua bán sẽ đàm phán trên nguyên tắc các nhà máy điện phải nằm trong quy hoạch điện quốc gia, quy hoạch điện của tỉnh, thành phố và có giấy phép bán buôn điện (giấy phép hoạt động điện lực).

TS. Nguyễn Hùng Dũng cho biết thêm, đối với việc mua bán điện qua đường dây riêng, chủ đầu tư bán điện sẽ tính toán đầu tư đường dây dựa trên hiệu quả của các dự án và thỏa thuận giữa hai bên bán và mua. Còn đối với việc sử dụng lưới điện quốc gia thông qua EVN phải đảm bảo cung cầu, đảm bảo an toàn lưới điện. Những điều trên phải cần tính toán rất kỹ lưỡng.

Bởi đối với các dự án điện năng lượng tái tạo thì công suất phát và sản lượng không ổn định nên có những thời điểm sản lượng điện, công suất truyền tải tăng cao, có những thời điểm trong ngày lại giảm. Nếu không có cơ chế, chính sách, việc kiểm tra giám sát sản lượng điện sẽ gây mất an toàn lưới điện, ảnh hưởng không chỉ đơn vị sử dụng điện mà còn nhiều đơn vị khác cũng như người dân, mất an toàn lưới điện quốc gia.

TS. Nguyễn Hùng Dũng cũng nhấn mạnh, hiện nay vấn đề lớn nhất của cơ chế DPPA là giá điện sẽ được tính toán như thế nào cho hợp lý.

Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung lên tiếng vụ cháy 40 xe điện du lịchChính phủ thảo luận về đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Cấp, thoát nước

Hiện nay, Việt Nam chỉ có thị trường điện cạnh tranh dưới sự điều tiết của Nhà Nước. Nhiều chuyên gia cho rằng, giá điện hiện nay chưa được tính đúng, tính đủ về giá truyền tải, điều độ được tính thấp hỗ trợ cho giá điện. Bởi vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, phải có từng bước bóc tách, định hình một cách rõ ràng chi phí của truyền tải điện, bao gồm giá truyền tải, phí điều độ và phí vận hành ra khỏi giá thành sản xuất điện năng. Nếu chưa làm được việc này thì cũng chưa thể thực hiện cơ chế DPPA một cách triệt để.

Hiện nay, chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà do Bộ Công Thương đưa ra vẫn chỉ dừng ở mức tự sản, tự tiêu khiến nhiều doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế suất cảm thấy "hụt hẫng" bởi không ít doanh nghiệp xuất khẩu bắt buộc phải sử dụng điện từ năng lượng tái tạo để đáp ứng chứng chỉ sản phẩm xanh, tín chỉ xanh.

Hiện tại, cả nước có hơn 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 9.500MW, các dự án này cùng với các doanh nghiệp đều mong muốn được tiếp cận năng lượng tái tạo trong các khu công nghiệp và hướng dẫn hợp đồng mua bán điện trực tiếp DPPA (cơ chế DPPA) để thực hiện việc mua bán điện, từ đó hướng tới xanh hóa nền kinh tế bằng thay thế các nguồn năng lượng sạch.

Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếpChính phủ ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

SKĐS - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 4/7 | SKĐS


Link nội dung: https://doanhnhanvatieudung.com/hieu-dung-ve-mua-ban-dien-truc-tiep-giua-khach-hang-va-ben-san-xuat-a104803.html